Thông tin tài liệu:
Biết quản trị bản thân như một "công ty một người". Soạn ra một bản "tuyên ngôn sứ mệnh" định nghĩa rõ ràng về thành công cho bạn và gia đình bạn. Bạn đã đặt ra những mục tiêu cao hay
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 Bí quyết thành đạt
1. Biết quản trị bản thân như một công ty một người. Soạn ra một bản tuyên
ngôn sứ mệnh định nghĩa rõ ràng về thành công cho bạn và gia đình bạn. Bạn đã đặt
ra những mục tiêu cao hay chưa? Những giá trị nào quan trọng đối với bạn? Hãy xác
định thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu của bạn. Nếu đặt những mục tiêu như vậy thì
bạn phải hy sinh, đánh đổi những gì (ví dụ, thu nhập hay chất lượng cuộc sống)? Nhớ
bảo đảm sao cho những mục tiêu chuyên môn cho công ty một người của bạn phải
phù hợp với bạn và gia đình bạn, và nhớ đừng bị cám dỗ đặt mục tiêu quá thấp. Hãy
nhắm vào những cái đích cao. Bạn có thể ngạc nhiên về bản thân mình với những
thành tựu mà bạn có thể đạt được.
2. Tiếp thu những kiến thức kinh doanh tổng quát. Chuyên môn ngành hẹp đã là
chuyện lỗi thời. Để trở thành một thành viên hiệu quả trong một nhóm đa chức năng,
ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình, bạn cần phải hiểu biết căn bản về cách thức
hoạt động của những phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Đầu ra của một nhóm
đa ngành thành công là một sản phẩm công việc phối hợp hoàn hảo, chứ không chỉ là
sự gom góp những đầu vào chẳng liên hệ với nhau từ nhiều người có chuyên môn
khác nhau.
Có thể bạn thuộc phòng tiếp thị, nhưng bạn cần một kiến thức căn bản về hạch toán
chi phí. Nếu là dân chuyên về tài chính, bạn cũng nên hiểu biết về những cái lợi cái
hại giữa việc bán sản phẩm trực tiếp thông qua lực lượng nhân viên bán hàng của
mình và việc tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý. Và trong môi trường hiện nay, tất cả
mọi người trong một doanh nghiệp phải hiểu biết về những nguyên tắc của quản trị
chất lượng.
3. Nắm bắt những kiến thức cụ thể về ngành hoạt động. Bạn phải hiểu đến
đường tơ kẽ tóc về ngành của mình - ai là những đối thủ cạnh tranh chính, các công ty
cùng ngành với mình cạnh tranh như thế nào, và công ty của bạn xác định vị trí như
thế nào trong việc thỏa mãn khách hàng. Và điều quan trọng nhất là bạn phải tiên liệu
những vấn đề này trước khi chúng xảy ra. Bill Gates, chủ tịch Microsoft, vừa được
thán phục vừa được nể sợ với tư cách là một thiên tài về kỹ thuật và một nhà chiến
lược kinh doanh. Những nhân viên được triệu tập trình bày dự án với ông biết rằng họ
sẽ bị chất vấn không thương xót, không chỉ về các khía cạnh kỹ thuật của dự án, mà
còn về tiềm năng thị trường và khả năng sinh lợi của dự án. Trong nội bộ Microsoft có
lan truyền câu nói: Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đi gặp Gates. Bằng không, ông
ta sẽ hủy diệt bạn.
4. Trau dồi những khả năng phân tích của bạn. Một số người nghĩ rằng các quyết
định kinh doanh có thể chỉ dựa vào trực giác và kinh nghiệm, nhưng điều đó hiện nay
không còn đúng nữa. Để minh họa xem trực giác có thể rất dễ gây nhầm lẫn trong
việc đưa ra quyết định kinh doanh, ta hãy nghe câu hỏi sau đây: nếu ta lấy một tờ giấy
đánh máy và gấp nó làm đôi đến 32 lần thì nó sẽ dày bao nhiêu? Một inch, hai foot hay
hơn nữa? Xin thưa, đáp số là 271 dặm? Bạn không thể tìm ra đáp số đó nếu chỉ dùng
trực giác hoặc kinh nghiệm.
Tuy nhiên, bạn có thể hỏi, việc gấp giấy đó ăn nhập gì với quản trị? Giả sử bạn là
giám đốc trong một doanh nghiệp đầu tư vốn cho những dự án mạo hiểm, và đang
thẩm định một phương án đầu tư vào một công ty kỹ thuật cao mới khởi nghiệp.
Doanh số công ty hiện nay là 1 triệu đôla. Chủ tịch công ty hy vọng mỗi năm sẽ tăng
gấp đôi doanh số trong vòng 10 năm đến. Như vậy có được hay không? Trong trường
hợp này cũng đừng nên tin trực giác của bạn.
5. Trau dồi kỹ năng tin học. Hãy cố gắng bắt kịp với những ứng dụng công nghệ tin
học trong công ty của bạn. Học cách sử dụng phần mềm mới có thể hữu ích cho công
việc của bạn qua những lớp học ngắn hạn nếu cần. Hãy biết cách chạy chương trình
bảng tính dữ liệu, và làm những bài thuyết trình trông thật chuyên nghiệp. Hãy học
những thuật ngữ chuyên ngành để bạn có thể hòa nhịp với những cuộc đàm đạo trong
giờ ăn trưa. Bạn không cần phải trở thành trùm tin học, nhưng điều cất yếu là tính
bị liệt vào hạng cổ lỗ sĩ.
6. Biết cách quản trị sáng kiến. Việc quyết định xem có nên sử dụng sáng kiến như
một chiến lược cho công ty một người của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ
của bạn tưởng thưởng như thế nào cho sáng kiến. Đặc biệt chú ý đến cách mà công ty
của bạn đối xử với những người đưa ra sáng kiến, không chỉ những người có sáng
kiến thành công, mà cả những người có sáng kiến bị thất bại.
Nếu công ty của bạn không khuyến khích sáng kiến, thì cần phải lập kế hoạch thay
đổi công ty, bởi vì rốt cuộc thì tất cả mọi công ty đều phải sáng tạo mới tồn tại được.
Thúc đẩy việc phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới có khả năng sinh lợi là một
trong những lĩnh vực nóng bỏng nhất trong quản trị hiện nay, và để thành công, bạn
phải hiểu biết về quy trình nghiên cứu và phát triển.
7. Luyện kỹ năng hợp tác làm việc. Người hoạt động đơn thương độc mã chẳng có
giá trị bao nhiêu trong các tổ chức hiện nay. Giá trị của bạn có liên hệ trực tiếp với
thành quả bạn đạt được khi hợp tác với người khác. Bạn phải l ...