Danh mục

10 cái bẫy trong giáo dục con cái

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.21 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong giáo dục, ranh giới giữa “quá nhiều” và “chưa đủ” rất khó để phân biệt rõ ràng. Chính vì thế mà các bậc cha mẹ cũng thường xuyên không tách bạch được điều này. Các bác sĩ tâm lý Nicole Catheline, Anne Gatecel Emmanuelle đã ghi nhận lại những sai lầm mà các bậc làm cha mẹ rất dễ mắc phải. 1. Quá nhiều quà tặng Biểu hiện Đứa bé thường không hào hứng khi nhận một món quà. Bé coi quà tặng như một thứ mà mọi người buộc phải cho bé. Bằng cách đó, bé đòi nhiều hơn và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 cái bẫy trong giáo dục con cái 10 cái bẫy trong giáo dục con cái Trong giáo dục, ranh giới giữa “quá nhiều” và “chưa đủ” rất khó để phân biệt rõ ràng. Chính vì thế mà các bậc cha mẹ cũng thường xuyên không tách bạch được điều này. Các bác sĩ tâm lý Nicole Catheline, Anne Gatecel Emmanuelle đã ghi nhận lại những sai lầm mà các bậc làm cha mẹ rất dễ mắc phải. 1. Quá nhiều quà tặng Biểu hiện Đứa bé thường không hào hứng khi nhận một món quà. Bé coi quà tặng như một thứ mà mọi người buộc phải cho bé. Bằng cách đó, bé đòi nhiều hơn và không bao giờ hài lòng với những thứ mình nhận được. Cuối cùng, lẫn lộn giữa quà tặng và tình cảm, bé suy nghĩ một cách sai lầm khi cho rằng quà tặng là biểu hiện của tình thương yêu mà mọi người dành cho bé. Bé sẽ không hiểu được ý nghĩa của món quà. Và sẽ đến lúc, sự dư thừa giết chết niềm đam mê sáng tạo và sự mơ mộng của bé. Giải pháp Bạn hãy tự hỏi khi mua cho bé nhiều quà có phải bạn đang bù đắp lại một điều gì đó? Chẳng hạn việc bạn thường xuyên vắng mặt hay bạn sợ bé sẽ không yêu quý bạn. Chỉ nên tặng quà cho bé vào những ngày hoặc những sự kiện đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ chẳng hạn. Hãy để bé tự lên danh sách các món quà. Như vậy bạn sẽ dạy cho bé biết cách sắp xếp các thứ tự ưu tiên và không bao giờ để bé có thể nhận được ngay một lúc tất cả các món quà trong danh sách. Chọn những món phù hợp với lứa tuổi, tâm lý và tính cách của bé. Đừng để bé chơi một mình: Để giúp bé làm chủ món đồ chơi, bạn hãy chỉ cho bé các nguyên tắc của trò chơi và hãy chơi cùng bé. Khuyến khích bé tự làm các món quà tặng để bé hiểu được giá trị của món quà và niềm vui khi tặng chúng. 2. Xem tivi quá nhiều Biểu hiện Một đứa trẻ xem tivi quá nhiều có thể trở nên thụ động, thậm chí hung hăng, nhất là khi bé xem nhiều hình ảnh bạo lực. Bé sẽ khó phân biệt được thực tế và phim, khó tìm cách tập trung. Dần dần bé sẽ không thích các hình ảnh tĩnh, không thích sách và bắt đầu tăng cân. Bé xem tivi nhiều có nguy cơ bị rối loạn trong các hoạt động phát triển tâm lý và cảm xúc, như trong đối thoại hoặc trong mối quan hệ với người khác. Giải pháp Hạn chế thời gian bé ngồi trước màn hình. Không cho bé xem tivi trước một tuổi. Từ 1 đến 4 tuổi, tối đa 15 phút một ngày, với sự có mặt của cha mẹ. Từ 5-6 tuổi, tối đa nửa tiếng mỗi ngày. Hãy chọn những chương trình phù hợp với lứa tuổi của bé. Khi xem, hãy bình luận những hình ảnh cùng bé để giúp bé phát triển khả năng phê bình. Cấm bé xem tivi trong những khoảng thời gian nhất định như: trong khi ăn, buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn hãy tự mình làm gương và đừng mở tivi suốt ngày. 3. Chơi game quá nhiều Biểu hiện Đứa trẻ thường có những vấn đề như ngủ gật ( lơ mơ) khó phân biệt được thế giới thực và thế giới ảo, đôi khi trẻ có hành động hung hăng. Đứa trẻ cũng có khi trở nên phụ thuộc. Bé có xu hướng từ bỏ những trò giải trí quen thuộc, không chơi chung với các bạn và ngày càng dành nhiều thời gian hơn để chơi game. Đứa trẻ sẽ có xu hướng vượt ra khỏi những ranh giới do chính nó tự đặt ra và thậm chí không có khả năng ngừng lại. Giải pháp Hãy hạn chế giờ chơi : từ 7-8 tuổi không để bé chơi quá 1h mỗi ngày Cấm bé chơi các trò chơi bạo lực và sex, đồng thời giải thích cho bé hiểu vì sao lại không được chơi. Chọn các trò chơi mang tính phản xạ và chiến thuật phù hợp với tuổi của bé, những trò chơi giành cho hai người hoặc nhiều hơn. Nên đặt máy tính ở phòng sinh hoạt chung, không nên để trong phòng của trẻ Nên chú ý không để thời gian chơi game lấn át các trò giải trí và các hoạt động thể thao khác của bé. 4.Ăn quá nhiều bánh kẹo Biểu hiện Con bạn suốt ngày nhấm nháp nhưng khi đến bữa bé lại không màng đến đồ ăn. Bé tăng cân và bị sâu răng. Bé ăn không thấy đói … Giải pháp Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra, thường thích đồ ngọt một cách bẩm sinh. Bạn hãy giúp bé phát triển vị giác bằng cách cho bé nếm thử các vị mặn cay và chua. Chỉ cho bé ăn bánh kẹo trong một vài dịp như trong bữa ăn xế hoặc trong tiệc sinh nhật Tránh tích trữ bánh kẹo và kem ở nhà và đừng cho phép bé tự do lục lọi tủ đồ ăn. Khi bé khóc hoặc bị đau, tránh đưa bánh kẹo cho bé để dỗ bé nín. Hãy trình bày đĩa đồ ăn thật đẹp để kích thích tính thèm ăn cuae bé: bạn có thể trang trí cho đĩa của bé bằng vài cọng rau hoặc cà rốt chẳng hạn. Cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng bạn để giúp bé làm quen với các món ăn mới. 5.Ôm ấp bé nhiều Biểu hiện Con bạn có thể cảm thấy khó chịu và muốn trốn tránh sự vuốt ve của bạn để khẳng định tính độc lập của mình. Cũng có những trường hợp ngược lại khi con để cho bạn ôm ấp chúng nhưng chúng không hề có chút cảm xúc nào. Điều đó có thể khiến bé cảm thấy một cách vô thức là cơ ...

Tài liệu được xem nhiều: