Tôi ch ưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu. Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 điều tạo nên số phận part 1
10 ĐIỀU TẠO NÊN SỐ
PHẬN
Tôi ch ưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn
mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà
tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu.
Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời
tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao
nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn. Viết gì đây? Tôi
thấy căng thẳng trước mấy tháng trời. Sao lại có người muốn nghe những điều
tôi nói nhỉ? Phải nói gì bây giờ? Tôi hình dung ra đủ thứ tai họa có thể xảy ra. Lỡ
có một con ma xuất hiện khiến tôi dựng tóc gáy lên , rồi thổi bay bài phát biểu
của tôi đi thì sao? Chưa hết: lỡ tôi nói nghe như một con đại ngốc thì sao? Nếu
tôi từ chối thì sao nhỉ? ( Tôi biết, tôi biết). Nếu sợ tới mức đó, l àm sao tôi có gan
đứng trước máy quay truyền hình mà ba hoa trước hàng triệu người? Ấy là vì tôi
không thể thấy bất kỳ ai trong số họ).
Nh ững suy nghĩ và sợ hãi này ám ảnh tôi hàng mấy tuần trước khi phải phát
biểu. Thần kinh tôi căng ra. Tôi hốt hoảng, bồn chồn, cáu kỉnh, sợ hãi. Mọi người
đều hỏi, “Nếu ghét đến thế, sao từ đầu còn nhận lời phát biểu làm gì?”.
À, trong tr ường hợp này, cũng như thường lệ, tôi đã từ chối ngay. Khi Holy
Cross gọi điện, tôi đã muốn cám ơn họ nhiều và nói “Không” một cách lịch sự.
Nhưng có một vấn đề nhỏ. Các bạn biết đấy, một trong số bốn ông anh tôi đã
học ở Holy Cross. Vợ anh ấy cũng học ở Holy Cross. Cả cha v à mẹ tôi đều nhận
học vị danh dự của Holy Cross. Và nếu thấy thế vẫn còn chưa đủ, thì cả chú tôi
cũng vậy khi ông còn làm Tổng thống Hoa Kỳ.
V ị hiệu trưởng nhà trường nêu tất cả những điểm trên trong lá thư viết cho tôi.
Ông liệt kê chúng theo cách mà một linh mục Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm
thường dùng để đạt được điều mình muốn, chơi đùa với mặc cảm tội lỗi của tôi
cứ như đang thổi một ống sáo kim vậy. Bức thư của ông ta là phương án A. Còn
có phương án B nữa- yêu cầu các thành viên trong gia đình phải làm sao cho tôi
hiểu, việc đọc bài diễn văn này đối với tôi quan trọng ghê gớm tới mức nào. Anh
tôi gọi điện dọa tô?�i. Ui cha! Rồi mẹ tôi tham gia ý kiến. Tôi ấp úng, ậm ừ.
Cũng giống mọi kẻ nhát gan thành thạo khác, tôi tránh né suốt mấy tháng trời.
Th ế là, Holy Cross thực hiện phương án C. Họ viết cho tôi một bức thư ngắn
nói rằng, thực ra, vì không thấy tôi trả lời, họ phải tiếp tục công việc. Ban giám
hiệu rất thất vọng, toàn bộ giảng viên rất thất vọng, và dĩ nhiên, các sinh viên
chắc phải thất vọng khủng khiếp. Nhưng rõ ràng là tôi không thể hứa, nên họ
phải tìm xem có ai khác coi đó là một niềm vinh dự lớn không. Tôi gọi cho mẹ. tôi
gọi cho ông anh. Mọi người đều nói, nếu tôi sợ phát biểu đến mức ấy thì thôi,
không sao- nhưng ôi trời ơi, họ cũng thất vọng lắm.
Th ế là hiệu nghiệm. Tất cả các phương án đều hiệu nghiệm. Đúng như các
phương án ấy không thể hiện ra ngoài, mặc cảm tội lỗi lớn dần trong tôi , áp lực
tăng dần – cho tới khi quyết tâm của tôi vỡ tung. Các vị ĐÚNG, tất cả các vị!. Tôi
thật là một người đáng ghét, vô dụng, nhút nhát khi từ chối phát biểu! Và thế là
trước khi kịp nhận ra, tôi đã khẩn cầu Holy Cross làm ơn cho tôi được phát biểu
trong lễ phát bằng.
Ngay khi h ọ đồng ý, tôi phát đau bao tử v à quay trở lại tình trạng cực kỳ căng
thẳng trước khi phát biểu. Có lẽ tôi vẫn có thể chuồn. tôi có thể đề nghị hãng
NBC cử tôi đi chiến trường Nam Tư vào đúng hôm đó. Tôi có thể nói một đứa
con của tôi bị ốm. Hoặc: “ Rất lấy l àm tiếc. Tôi phải đi phỏng vấn Đức giáo
hoàng”. Chắc chắn một trường Thiên chúa giáo sẽ cho tôi phép miễn trừ vì lý do
đó.
Ti ếc thay, không kịch bản nào do tôi hình dung ra có thể xóa đi mặc cảm tội lỗi
mà tôi biết mình sẽ cảm thấy, nếu không chịu xuất đầu lộ diện. Thú thật, tôi đã
sái cả cổ vì cứ đi tới đi lui suy nghĩ. Rốt cuộc, tôi thôi không kháng cự nữa mà
bắt tay vào hành động. Qua nhiều năm dài đối diện với nỗi sợ hãi, tôi đã học
được cách duy nhất để đối phó là mở đường đi thẳng qua nó. Tôi bứt đầu suy
nghĩ.
Tôi có th ể nói gì với những đứa trẻ sắp rời ghế nhà trường để bước vào đời
này nhỉ? Nhớ khi tốt nghiệp ở tuổi hai mươi mốt – hình như tôi đã có quá nhiều
quyền chọn lựa mà lại biết quá ít về những điều thực sự sẽ xảy đến với mình.
Tôi bắt đầu tự hỏi không biết đời tôi có khác đi không nếu chỉ cần tôi biết được
điều NÀY, hoặc điều KIA khi ra trường. Ngay sau đó, tôi đã có trong tay một
danh sách những điều NÀY, điều KIA, và một đề tài cho bài diễn văn. Nào, thử
xem! Có lẽ tôi đã có thứ đủ làm cho bọn trẻ này quan tâm để ngưng chuyền bia
và champagne mà chú ý lắng nghe. Trong ghi chép của tôi toàn những thứ mà
tôi ước giá mình được học trước khi bước vào cuộc đời thực. Tôi viết, viết và
viết, thật thú vị. Và tôi đã biết đó là bài diễn văn hay kh tôi đọc nó ở một mỹ viện,
nghe xong, mọi người đã khóc và xin bản photo.
Tôi hãnh di ện vì được phát biểu t ...