10 Loại Quả Cực Mát Dành Cho Mùa Hè
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 787.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong mùa nóng cần tránh các loại quả chín quá ngọt, chứa nhiều đường vì dễ sinh nhiệt cho cơ thể từ bên trong. Các loại trái cây thích hợp dùng cho mùa hè nóng nực gồm:
1. Dưa hấu có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thiên nhiên, là một nguồn vitamin C và A. Dưa hấu đỏ chứa rất nhiều beta-carotene và licopene.
Đây là những chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể và nguy hiểm nhất là các tế bào gây ung thư.
2. Dưa gang có thể phòng ngừa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 Loại Quả Cực Mát Dành Cho Mùa Hè 10 Loại Quả Cực Mát Cho Mùa Hè Trong mùa nóng cần tránh các loại quả chín quá ngọt, chứa nhiều đường vì dễ sinh nhiệt cho cơ thể từ bên trong. Các loại trái cây thích hợp dùng cho mùa hè nóng nực gồm: 1. Dưa hấu có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thiên nhiên, là một nguồn vitamin C và A. Dưa hấu đỏ chứa rất nhiều beta-carotene và licopene. Đây là những chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể và nguy hiểm nhất là các tế bào gây ung thư. 2. Dưa gang có thể phòng ngừa được cảm nắng. Theo kết quả nghiên cứu, trong dưa gang có một số vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Quả chín có thể ăn không hoặc ăn với ít đường, quả xanh nấu canh tôm hoặc tép ăn mát. Tuy nhiên ăn nhiều dưa gang sống dễ bị đau bụng, người mới khỏi bệnh và tạng hàn nên kiêng ăn. 3. Măng cụt chứa nhiều hợp chất xanthone có tác dụng như những kháng thể thiên nhiên giúp tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi, chống béo phì, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn và tiêu hóa, bồi dưỡng cơ thể và chống lão hóa, làm tăng trí nhớ và tuổi thọ. 4. Chanh có hàm lượng vitamin C cao và chứa nhiều axit hữu cơ giúp giải khát rất tốt. Ngoài ra còn nhiều dưỡng chất khác và khoáng tố, đặc biệt là sélénium nên chanh rất tốt cho sự cân bằng chế độ ăn. Tuy nhiên những người có bệnh dạ dày không nên dùng. 5. Chanh dây vị ngọt, chứa các loại axit hữu cơ, chủ yếu là axit citric (3,9 gam/100 gam, ít chua hơn chanh). Ngoài ra, trong chanh dây còn có các chất khoáng và chất vi lượng như sắt, phôtpho, kẽm, manhê..., nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. 6. Quýt, cam, bưởi cũng có hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt là các loại quả này, nhất là bưởi, do có nhiều múi xơ còn có tính năng làm tan mỡ nên rất được phụ nữ ưa chuộng. 7. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và vi lượng, nhưng đặc biệt hơn là điều tiết ra bromélin, một enzym có khả năng làm mềm và khiến protein dễ tiêu hóa. 8. Khế có vị chua ngọt, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, được dùng để trừ nhiệt độc trong cơ thể, chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho, viêm họng. Mỗi ngày khoảng 100-120 gam khế tươi ép lấy dịch chiết uống. 9. Nho cũng chứa nhiều axit hữu cơ giúp giải nhiệt tốt. Đặc biệt trong quả nho chứa các hợp chất như resveratrol (cấu trúc polyphenol có tác dụng chống oxy hóa tế bào) có liên quan đến việc phòng chống bệnh ung thư, bệnh tim mạch và thần kinh. 10. Thanh long có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi lượng giúp gia tăng sự chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng cường thải độc, cải thiện làn da giúp da mịn màng. Nhờ có chứa nhiều chất xơ và hàm lượng đường thấp, thanh long còn giúp chữa bệnh tiểu đường và béo phì.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 Loại Quả Cực Mát Dành Cho Mùa Hè 10 Loại Quả Cực Mát Cho Mùa Hè Trong mùa nóng cần tránh các loại quả chín quá ngọt, chứa nhiều đường vì dễ sinh nhiệt cho cơ thể từ bên trong. Các loại trái cây thích hợp dùng cho mùa hè nóng nực gồm: 1. Dưa hấu có chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thiên nhiên, là một nguồn vitamin C và A. Dưa hấu đỏ chứa rất nhiều beta-carotene và licopene. Đây là những chất có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể và nguy hiểm nhất là các tế bào gây ung thư. 2. Dưa gang có thể phòng ngừa được cảm nắng. Theo kết quả nghiên cứu, trong dưa gang có một số vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Quả chín có thể ăn không hoặc ăn với ít đường, quả xanh nấu canh tôm hoặc tép ăn mát. Tuy nhiên ăn nhiều dưa gang sống dễ bị đau bụng, người mới khỏi bệnh và tạng hàn nên kiêng ăn. 3. Măng cụt chứa nhiều hợp chất xanthone có tác dụng như những kháng thể thiên nhiên giúp tăng cường sinh lực, chống mệt mỏi, chống béo phì, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn và tiêu hóa, bồi dưỡng cơ thể và chống lão hóa, làm tăng trí nhớ và tuổi thọ. 4. Chanh có hàm lượng vitamin C cao và chứa nhiều axit hữu cơ giúp giải khát rất tốt. Ngoài ra còn nhiều dưỡng chất khác và khoáng tố, đặc biệt là sélénium nên chanh rất tốt cho sự cân bằng chế độ ăn. Tuy nhiên những người có bệnh dạ dày không nên dùng. 5. Chanh dây vị ngọt, chứa các loại axit hữu cơ, chủ yếu là axit citric (3,9 gam/100 gam, ít chua hơn chanh). Ngoài ra, trong chanh dây còn có các chất khoáng và chất vi lượng như sắt, phôtpho, kẽm, manhê..., nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. 6. Quýt, cam, bưởi cũng có hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt là các loại quả này, nhất là bưởi, do có nhiều múi xơ còn có tính năng làm tan mỡ nên rất được phụ nữ ưa chuộng. 7. Dứa cũng chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và vi lượng, nhưng đặc biệt hơn là điều tiết ra bromélin, một enzym có khả năng làm mềm và khiến protein dễ tiêu hóa. 8. Khế có vị chua ngọt, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, được dùng để trừ nhiệt độc trong cơ thể, chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho, viêm họng. Mỗi ngày khoảng 100-120 gam khế tươi ép lấy dịch chiết uống. 9. Nho cũng chứa nhiều axit hữu cơ giúp giải nhiệt tốt. Đặc biệt trong quả nho chứa các hợp chất như resveratrol (cấu trúc polyphenol có tác dụng chống oxy hóa tế bào) có liên quan đến việc phòng chống bệnh ung thư, bệnh tim mạch và thần kinh. 10. Thanh long có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi lượng giúp gia tăng sự chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng cường thải độc, cải thiện làn da giúp da mịn màng. Nhờ có chứa nhiều chất xơ và hàm lượng đường thấp, thanh long còn giúp chữa bệnh tiểu đường và béo phì.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 226 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 190 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 177 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 145 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 141 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 91 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 86 1 0