Bên cạnh việc có ý tưởng tuyệt vời, tìm hiểu xem bạn cần phải làm những gì trước khi khởi nghiệp. Mời các bạn theo dõi bài "10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp" do Kim Quy trình bày. 1. Điều tra chi tiết về ngành kinh doanh Khi bắt đầu làm doanh nhân, điều đầu tiên là tìm hiểu xem ngành nào thích nhất với phong cách và tài năng của bạn. Những ngành “hot” nhất để khởi nghiệp hiện nay là kỹ thuật số (như ứng dụng điện thoại di động), sức khỏe (sản xuất thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp
10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp
Bên cạnh việc có ý tưởng tuyệt vời, tìm hiểu xem bạn cần phải làm
những gì trước khi khởi nghiệp.
Mời các bạn theo dõi bài 10 nguyên tắc vàng trước khi khởi nghiệp do
Kim Quy trình bày.
1. Điều tra chi tiết về ngành kinh doanh
Khi bắt đầu làm doanh nhân, điều đầu tiên là tìm hiểu xem ngành nào
thích nhất với phong cách và tài năng của bạn. Những ngành “hot” nhất
để khởi nghiệp hiện nay là kỹ thuật số (như ứng dụng điện thoại di
động), sức khỏe (sản xuất thức uống tăng lực), xa xỉ phẩm (trang sức
phụ kiện)…
Trò chuyện với luật sư, tư vấn gia, chuyên gia. Bên cạnh đó, internet là
công cụ hiệu quả để tìm kiếm thông tin toàn cầu. Ngoài ra, nếu cần,
đăng ký học những lớp kinh doanh, tiếp thị, bán hàng rồi đề xuất ý
tưởng của mình làm bài tập nhóm để mọi người cùng xây dựng kế hoạch
sơ bộ. Thông qua lớp học, bạn cũng có thể tiến hành nghiên cứu thị
trường không mất tiền.
2. Đánh giá mức độ cạnh tranh
Ghé thăm những cửa tiệm cùng ngành hoặc bán cùng sản phẩm. Ví dụ,
nếu bạn muốn mở nhà hàng, hãy liệt kê danh sách những nhà hàng trong
khu vực mình muốn kinh doanh; xem qua thực đơn, giá cả và những chi
tiết phụ trợ như nhà để xe, quầy bar.
Tiếp theo, để ý xem khách hàng của họ như thế nào? Là thanh thiếu
niên, sinh viên học sinh, nhân viên công ty, hay là các gia đình?
Bên cạnh đó, bạn đến ăn thử, vào website, tìm đọc bài viết về các nhà
hang; rồi thông qua những liên kết sâu rộng trên website để tìm thong tin
nhà cung ứng và thực khách “ruột” của họ.
Mục tiêu của bạn là tìm hiểu xem đối thủ đang làm những gì để làm tốt
hơn thế.
3. Tự nhìn lại mình
Bạn có thể chợt nảy ra ý tưởng kinh doanh khi đang trò chuyện với ban
bè, hoặc đang dùng bữa tối. Những ý tưởng tình cờ có thể rất lý thú đầy
triển vọng. Nhưng để thành một sự nghiệp kinh doanh thì cần nhiều hơn
thế. Phải có kế hoạch.
Một vấn đề khác cần xem xét là khả năng tài chính cá nhân. Phải nắm rõ
mình có khả năng chi trả đến đâu.
4. Tính toán nhiều đến tài chính
Bạn có thể một mình đầu tư cho công ty? Hay bạn cần một khoản đầu tư
nhỏ từ người khác? Bạn có thể kiếm người thân trong gia đình hoặc bạn
bè làm nhà đầu tư? Hay bạn xin trợ giúp của quỹ đầu tư mạo hiểm? Tài
chính là câu hỏi óc búa cho bất kỳ doanh nhân nào. Và bạn cần nắm rõ
cách thức quyên vốn.
Để rút tiền từ nhà đầu tư, bạn phải có ý tưởng tuyệt vời và biết cách
thuyết phục mọi người ý tưởng đó sẽ biến thành sơ sở kinh doanh có lời.
Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể nhờ vốn bản thân và
chút ít tiền tiết kiệm của gia đình, bạn bè. Nhưng khi phát triển, bạn nhất
định cần vốn, nhiều vốn. Vậy nên, ngay từ những phút đầu tiên, hãy tìm
nhà đầu tư mạo hiểm và hoàn thiện dần kế hoạch kinh doanh để thuyết
phục nhà đầu tư thành công.
5. Xây dựng ý tưởng ấn tượng
Adrienne Simpson thành lập Smooth Mooove sau lần dọn nhà cho mẹ.
Chị đã nghĩ đơn giản là xếp tất cả vào thùng rồi mang đi, nhưng mẹ chị
ra lệnh: cái này đem đi, cái này quăng luôn, cái này giữ lại cho người
khác…
Thế là chị mới nảy ý tưởng thành lập công ty dịch vụ chuyển nhà cho
người cao tuổi. Công ty còn có những gói dịch vụ bổ trợ như đóng
thùng, lau dọn nhà cửa, sửa soạn phòng ốc, môi giới nhà đất, quyên góp
từ thiện…
Nhưng như vậy dường như vẫn chưa đủ, vì việc kinh doanh của công ty
đang chựng lại. Simpson cho biết: “Tôi biết cách điều hành một công ty
đang tồn tại, nhưng không biết làm sao dựng nền tảng đầu tiên”. Thế là
chị phải mở rộng dịch vụ từ A đến Z. Nhân viên công ty bao trọn gói
mọi việc.
Chuyển nhà xong thì treo quần áo vào tủ, trải giường, mua đồ ăn chất
đầy tủ lạnh dự trữ cho chủ nhà… Khách hàng bước vào nhà mới gọn hơ
như bước vào khách sạn.
6. Tìm cố vấn
Bạn cần ý kiến đóng góp từ nhiều người ở nhiều vấn đề, từ chiến lược
kinh doanh, xây dựng mạng lưới quan hệ, cho đến cân bằng đời sống gia
đình và công việc. Khi tìm người tư vấn cho doanh nghiệp, bạn phải xác
định mình cần những phẩm chất ưu tiên nào.
Lois Zachary, Chủ tịch Công ty Dịch vụ Hỗ trợ Lãnh đạo gợi ý bạn nên
có một danh sách những yêu cầu. Nhà tư vấn cần biết lắng nghe? Có
quan hệ rộng? Chuyên về tiếp thị? Nếu may mắn cực kỳ, bạn có thể tìm
người thỏa mãn tất cả những yêu cầu mình đề ra. Nhưng nếu không, bạn
cũng phải hiểu rằng mình cần có những ưu tiên.
Sau đó, cũng cần phân biệt rõ: những phẩm chất hay tài năng nào của
người cố vấn mà bạn muốn? Còn phẩm chất hay tài năng nào là bạn thật
sự cần? Cố vấn cho doanh nghiệp có thể là người thân, bạn bè, đồng
nghiệp trước đây, thậm chí có thể là đối thủ cạnh tranh không trực tiếp.
7. Chọn tên
Đặt tên cho doanh nghiệp là công đoạn rất quan trọng. Cái tên đẹp tồn
tại dài lâu và có ý nghĩa tôn vinh giá trị và đặc điểm của doanh nghiệp.
Nếu chạy vòng vòng với danh sách những cái tên đẹp rồi hỏi xin ý kiến
từng người quen thì sẽ bị rối trí. Công ty chuyên về đặt tên doanh nghiệp
có vài gợi ý sau cho b ...