Với những người thường xuyên “vọc” máy tính thì việc nâng cấp PC có vẻ đơn giản hơn, nhưng sẽ không thừa nếu chúng ta cùng điểm qua những nhân tố có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. 1. Chuyển dữ liệu Đây là công việc sẽ ngốn nhiều thời gian của bạn, thậm chí nếu bạn chọn sai phương pháp thì nhiều khi phải bỏ ra cả một ngày để trông chừng chiếc máy tính của mình. Đây thực sự là vấn đề lớn đối với những người bận rộn, nhất là khi bạn không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 sai lầm khi nâng cấp máy tính (II)
10 sai lầm khi nâng cấp máy tính (II)
Với những người thường xuyên “vọc” máy tính thì việc nâng cấp PC có vẻ
đơn giản hơn, nhưng sẽ không thừa nếu chúng ta cùng điểm qua những nhân
tố có khả năng làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
1. Chuyển dữ liệu
Đây là công việc sẽ ngốn nhiều thời gian của bạn, thậm chí nếu bạn chọn sai
phương pháp thì nhiều khi phải bỏ ra cả một ngày để trông chừng chiếc máy
tính của mình. Đây thực sự là vấn đề lớn đối với những người bận rộn, nhất
là khi bạn không thể thao tác gì trên máy tính cho đến khi quá trình chuyển
dữ liệu hoàn tất.
Tuy Microsoft đã tích hợp tiện ích Easy Transfer để hỗ trợ chuyển dữ liệu
trên Windows 7 và Vista, nhưng phần mềm này sử dụng khá phức tạp, chưa
kể bạn phải chuyển toàn bộ dữ liệu sang một ổ đĩa gắn ngoài trước khi
chuyển sang ổ đĩa mới.
Sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn sử dụng ổ cứng của các
thương hiệu lớn như Seagate hay Western Digital. Chẳng hạn với ổ Seagate,
bạn được cung cấp miễn phí một tiện ích mang tên DiscWizard để cài đặt
lên ổ cứng muốn chuyển dữ liệu, sau đó gỡ ổ ra và kết nối với ổ cứng mới
qua cổng USB và một chiếc adater SATA/IDE mua ở các cửa hàng linh kiện
máy tính. Sau khi khởi chạy phần mềm, bạn tiến hành sao chép tệp tin ảnh
(tệp tin lưu toàn bộ dữ liệu của ổ đĩa cũ) sang ổ mới và hoàn tất quá trình
chuyển dữ liệu.
2. Nâng cấp BIOS
Nhiều người thường chỉ chăm chút cho bộ vi xử lý, RAM và card đồ họa mà
hiếm khi chú ý tới BIOS, một trong số những phần cơ bản nhất ở một chiếc
máy tính. Điều cần biết là một bộ BIOS mới cũng sẽ làm giảm đáng kể thời
gian khởi động mà không cần nâng cấp bất kỳ một phần cứng nào khác.
Giống như các linh kiện khác, nhà sản xuất cũng thường xuyên cập nhật
BIOS để hỗ trợ các chuẩn hiện hành, sửa lỗi và bổ sung các tính năng mới.
Nếu máy tính của bạn đã hoạt động được một vài năm, BIOS của máy rất có
thể đã bị quá hạn. Để xem BIOS có gặp vấn đề này hay không, hãy theo dõi
màn hình ở những giây khởi động đầu tiên, hoặc gõ lệnh msinfo32.exe trong
run và vào xem cụ thể. Nếu BIOS bị quá hạn, bạn hãy truy cập website của
nhà sản xuất để tải về phiên bản BIOS mới nhất. Trước khi cài đặt, hãy tắt
hết các chương trình đang chạy, khởi chạy tiện ích vừa tải về và làm tuần tự
các bước theo hướng dẫn. Tiện ích này sẽ khởi động lại máy tính, cài đặt bản
cập nhật BIOS vào máy và khởi động lại một lần nữa. Trong một số trường
hợp, bạn có thể sẽ phải ghi tiện ích này ra ổ CD hoặc lưu vào ổ ảo và cài đặt
từ đây. Một điều cần nhớ là không được ngắt kết nối hay xen ngang quá
trình cập nhật vì việc này sẽ dẫn đến những nguy hại không thể lường trước
cho máy tính.
3. Card đồ họa
So với những linh kiện máy tính khác, lỗi nâng cấp card đồ họa xảy ra
thường xuyên nhất do sơ xuất của người dùng. Việc nâng cấp card đồ họa
thường gặp trục trặc do 4 yếu tố sau:
Giao diện buýt
1.
Bộ nguồn
2.
Kích thước khe cắm
3.
Phiên bản hệ điều hành
4.
Nếu đang chuẩn bị mua một chiếc card đồ họa mới, bạn cần kiểm tra cả 4
yếu tố trên để biết chắc rằng máy tính của mình có hỗ trợ loại card đó hay
không. Các máy đời cũ và máy thuộc dòng bình dân có thể mang giao diện
AGP thay vì giao diện PCI-Express phổ thông. Bên cạnh đó, bộ nguồn của
các máy tính loại này thường khá yếu, có thể không đủ sức hỗ trợ những
card đồ họa hiệu suất cao hiện nay. Hãy kiểm tra công suất của card đồ họa
để đảm bảo nguồn điện mà PC cung cấp đủ dùng cho nó. Thêm vào đó, bạn
cũng cần kiểm tra xem card đồ họa định mua có lắp vừa khe cắm ở case, và
có hỗ trợ driver dành cho hệ điều hành đang sử dụng hay không.
4. Tái kích hoạt Windows
Sau khi nâng cấp một hoặc một vài phần cứng quan trọng, Windows có thể
sẽ yêu cầu bạn kích hoạt lại hệ điều hành nhằm kiểm soát hành vi gian lận
bản quyền. Ở lần đầu kích hoạt, thông tin bản quyền được Windows lưu lại
cùng với những thông số cơ bản của máy như bo mạch, bộ vi xử lý, card đồ
họa… bên cạnh số series của một vài linh kiện khác. Giống như vân tay con
người, Windows dùng nó để nhận dạng cấu hình thực tế của máy tính mỗi
lần khởi động. Nếu một hoặc một vài bộ phận nào đó bị thay đổi, Windows
có thể sẽ yêu cầu bạn kích hoạt lại hệ điều hành.
Tất nhiên đây là một việc rất bình thường nên bạn không phải lo lắng gì, trừ
khi bạn đang sử dụng một bản Windows “lậu”. Để kích hoạt lại Windows,
bạn cần phải nhập mật khẩu quản trị và có thể cả mã số kích hoạt đi kèm với
phiên bản hệ điều hành mà bạn đang sử dụng, do vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ
những dữ liệu này trước khi tiến hành nâng cấp.
5. Nâng cấp bộ thu - phát Wi-Fi
Nhiều người mua một thiết bị thu phát Wi-Fi, cắm vào máy tính và bắt đầu
sử dụng mà không hề để tâm đến việc thay đổi thiết lập của hệ thống, như
vậy là họ đã để ngỏ cửa cho bất kỳ ai sử dụng mạng không dây này. Do vậy
sau khi mua thiết bị này, ít nhất bạn cũng nên đặt lại mật khẩu để chiếm
quyền quản trị nhằm tránh những rắc rối về sau.
Một sai lầm thường gặp nữa khi sử dụng Wi-Fi là việc người dùng “lười”
cập nhật firmware cho bộ thu phát. Bộ thu phát chuẩn 802.11n thường có
một menu quản trị dùng để kiểm soát hệ thống và cài đặt các phiên bản
firmware mới chạy trên chính đầu thu đó, nhưng rất ít người để ý đến menu
này. Nếu bạn chưa từng cập nhật cho bộ thu phát Wi-Fi, hãy đăng nhập ngay
vào tài khoản quản trị và thực hiện việc này càng sớm càng tốt. Sau khi nhấn
nút cập nhật, đừng nên can thiệp gì cho đến khi nó tự khởi động lại, báo hiệu
quá trình cập nhật đã hoàn tất.
...