Năm 2010, kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập lớn, những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thu về khoản tiền khổng lồ... Tạp chí Time đã chọn ra 10 vụ mua bán lớn nhất trong năm, trong đó bao gồmcả việc "mua" nhân tài kế vị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 thương vụ “khủng” nhất năm 201010 thương vụ “khủng” nhất năm 2010 Năm 2010, kinh tế thế giới đãchứng kiến nhiều vụ sáp nhập lớn, những đợt phát hành cổ phiếulần đầu ra công chúng thu về khoản tiền khổng lồ... Tạp chí Timeđã chọn ra 10 vụ mua bán lớn nhất trong năm, trong đó bao gồmcả việc mua nhân tài kế vị.1. United kết hôn ContinentalHai hãng hàng không hàng đầu của Mỹ là United Airlines vàContinental Airlines hồi tháng 5 đã đạt được thỏa thuận sáp nhập,trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới, với trị giá hợp đồngtrên 3 tỷ USD.Sau khi sáp nhập, hãng hàng không mới sẽ vẫn giữ tên UnitedAirlines và đặt trụ sở chính tại thành phố Chicago, bang Illinois.Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Continental Airlines sẽ trởthành CEO của hãng hàng không sáp nhập, trong khi CEO củaUnited Airlines sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Sau hainăm, hai nhân vật này lại trao đổi chức vụ cho nhau.Giới phân tích dự đoán United Airlines mới sẽ vượt qua hãnghàng không lớn nhất của Mỹ hiện nay là Delta Airlines về sốlượng hành khách. So với các hãng hàng không khác của Mỹ,United Airlines mới sẽ chiếm thị phần nội địa về quãng đườngbay/ghế cao nhất với 21% cũng như có công suất toàn cầu chiếmkhoảng 7%.Trong thời gian qua, United Airlines và Continental Airlines đều bịảnh hưởng do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm2009, United Airlines đã phải cắt giảm 7,4% công suất hoạt động,trong khi Continental Airlines cắt giảm 5,2%. Tuy nhiên, trong sốcác hãng hàng không nội địa của Mỹ, United Airlines vẫn đứng ởvị trí thứ 4 còn Continental Airlines xếp ở vị trí thứ 6.United và Continental Airlines hy vọng thương vụ sáp nhập sẽmang lại khoản tiết kiệm và lợi nhuận mới 1,2 tỷ USD vào năm2013, sau khi tổng doanh thu của cả hai hãng hàng không nàytrong năm 2009 đã đạt hơn 3 tỷ USD.2. General Motors thu bộn tiềnCuộc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của tậpđoàn sản xuất ô tô Mỹ General Motors (GM) trong tháng 11 thuvề tổng cộng 23,1 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử chứng khoán thếgiới.Hãng xe Mỹ đạt được thành tích ấn tượng này một phần nhờ cácngân hàng bảo lãnh quyết định đưa ra lựa chọn mua thêm 71,7triệu cổ phiếu phổ thông của GM trị giá 2,37 tỷ đô la sau phiênIPO đã diễn ra trước đó.Các nhà bảo lãnh cho phiên IPO, lần đầu kể từ khi GM nộp đơnxin bảo hộ phá sản và nhận được gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ USD từchính phủ Mỹ hồi tháng 4 năm 2009, được dẫn đầu bới hàng loạtđại gia trong lĩnh vực tài chính Mỹ như Morgan Stanley,JPMorgan Chase & Co, Bank of America Merrill Lynch vàCitigroup Inc, đang xem xét khả năng lựa chọn mua thêm 13 triệucổ phiếu ưu đãi của GM trị giá 650 triệu đô la.Phiên chào bán cổ phiếu của GM lần đầu ra công chúng bắt đầuhôm 17/11 với các loại cổ phiếu phổ thông và ưu đãi đã thu về20,1 tỷ đô la, lớn nhất trong lịch sử chứng khoán nước Mỹ. Tínhcả phần cổ phiếu ưu đãi bán được thêm, tổng số tiền GM thuđược sau cuộc IPO đạt 23,1 tỷ USD, vượt qua cuộc IPO kỷ lụccủa Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank ofChina) diễn ra trong tháng bảy năm nay thu về 22,1 tỷ USD.Tiền thu được từ đợt chào bán này phần lớn sẽ rơi vào tay Chínhphủ Mỹ, hiện đang sở hữu 61% cổ phần của GM sau khi tái cấutrúc nhà sản xuất ôtô này hồi năm ngoái. Theo đó, cổ phần củaChính phủ Mỹ trong GM sẽ giảm còn 33%. Nhà sản xuất ô tôkhổng lồ này đã hoàn trả 9,5 tỷ USD trong số 49,5 tỷ USD Chínhphủ Mỹ dùng để giải cứu GM năm ngoái. Chính quyền Obama sẽtìm cách bù đắp lại khoản còn lại thông qua việc bán cổ phiếutrong các năm tới.3. Sanofi-Aventis đòi mua GenzymeĐại gia trong lĩnh vực dược phẩm Sanofi-Aventis của Pháp hồicuối tháng 8 đã chính thức đưa ra đề nghị đấu giá mua lại hãngcông nghệ sinh học Genzyme Corp của Mỹ với giá 18,5 tỷ USD,trị giá bằng tiền mặt. Theo các điều khoản trong đề xuất mua lạicủa Sanofi-Aventis, các cổ đông của Genzyme sẽ nhận được69USD cho một cổ phiếu, tăng 38% so với giá 49,86 USD/cổphiếu tại phiên đóng cửa giao dịch ngày 1/7.Sanofi-Aventis đã công khai công bố việc đấu giá sau một vài nỗlực không thành công nhằm thuyết phục ban lãnh đạo củaGenzyme đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Sanofi-Aventis cho biếthãng này đã gửi một đề xuất chi tiết cho lãnh đạo Genzyme vàongày 29/7.Trong bức thư gửi Chủ tịch Genzyme Henri A. Termeer ngày29/8, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Sanofi-AventisChristopher A. Viehbacher nói rằng: Công ty Sanofi-Aventiskhông còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc công khai công bốtrực tiếp đề xuất với các cổ đông của Genzyme.Sanofi-Aventis tin tưởng mạnh mẽ vào thương vụ sáp nhập nàycũng như các lợi ích tài chính và chiến lược. Chúng tôi vẫn tiếptục tập trung vào các cuộc thảo luận mang tính xây dựng vớiGenzyme nhằm kết thúc thương vụ này, ông Viehbacher nói.Nếu thành công, lời đề nghị mua lại công ty công nghệ sinh họcGenzyme trị giá 18,5 tỷ USD của Sanofi-Aventis sẽ trở thành vụthôn tính lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Genzymecho biết, hãng muốn nâng đề nghị của mình lên gần 24 tỷ USD.Trong bối cảnh đó, CEO của Sanofi, Christopher Viehbacher,tuyên bố ông sẽ không thay đổi.4. Nương tựa lẫn nhauHồi tháng 3, tập đoàn bảo hiểm AIG cho biết đã nhất trí bánAmerican Life Insurance Co. chi nhánh bảo hiểm nhân thọ lớnthứ hai của AIG ở nước ngoài thường được biết đến với tên gọiAlico, với giá 6,8 tỷ USD tiền mặt và 8,7 tỷ USD dưới hình thứcvốn cổ đông trong MetLife. Như vậy AIG sẽ nắm giữ 20% cổphần trong MetLife.Thương vụ Alico sẽ đưa AIG, hiện do Chính phủ Mỹ sở hữu 80%cổ phần, trở thành cổ đông lớn thứ hai của MetLife, tập đoàn bảohiểm nhân thọ số 1 của Mỹ.MetLife hy vọng thương vụ Alico sẽ giúp thu nhập trên cổ phiếucủa tập đoàn tăng thêm 45 xu lên 55 xu/cổ phiếu vào năm 2 ...