nội dung phần 2 của trình bày 6 chương còn lại về những điều nên làm và nên tránh trong kinh doanh: người mua không tinh thông bằng người bán, nói luôn hay hơn hát, trời sinh người tài ắt có đất dựng võ, thông tin trong thương mại đáng giá ngàn vàng, chim sẻ tuy nhỏ nhưng cũng đầy đủ bộ phận, cần quyết định mà không quyết định thì nhất định sẽ thất bại, lời vàng ý ngọc trong kinh doanh thương mại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
100 điều nên làm nên tránh trong kinh doanh - phần 2
CHƯƠNG VII<br />
NGƯỜI MUA KHÔNG TINH THÔNG BẰNG<br />
NGƯỜI BÁN<br />
NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN TRONG TIÊU<br />
THỤ HÀNG HÓA<br />
<br />
T<br />
<br />
hương mại lấy khách hàng làm đối tượng, nhưng “người mua không tinh thông bằng<br />
người bán”. Trước những khách hàng thông minh, các chủ hàng cũng phải vắt óc suy<br />
nghĩ nhiều hơn, vừa phải sáng tạo ra các phương pháp mới, áp dụng nhiều biện pháp bán<br />
hàng như bán hàng có quà tặng, tổ chức các đại lý tiêu thụ, bán hàng tận nhà, bảo hành<br />
sau bán hàng... vừa phải đề cao khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế”, tìm cách gần gũi với<br />
khách hàng, nắm chắc nhu cầu tâm lý của họ về hàng hóa để thỏa mãn họ, nắm chắc thời cơ,<br />
không ngừng sáng tạo. Có thể dự báo rằng, tiêu thụ hàng hóa sẽ trở thành một khâu quan trọng<br />
trong kinh doanh, sẽ không ngừng được cải tiến hơn để đạt tới sự hoàn mỹ trong kinh doanh.<br />
<br />
ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ BÁN CHO KHÁCH NHỮNG<br />
THỨ MÀ HỌ CẦN<br />
Những doanh nhân thành công cho rằng, mục đích của tiêu thụ là bán những thứ mà khách<br />
cần chứ không phải thuyết phục họ mua những thứ mình bán.<br />
Trong buôn bán hàng hóa, trước tiên phải phát hiện xem khách muốn mua gì để đưa những<br />
thứ họ cần ra bán, điều này sẽ dễ hơn nhiều so với việc thuyết phục họ mua những thứ mà bạn<br />
bán. Biện pháp tiêu thụ tốt nhất là tìm ra ai là người có quyền quyết định ở phía người mua,<br />
nắm rõ những chế độ quyết định đó, cấp có thẩm quyền quyết định mua hoặc những nhân vật<br />
có quan hệ trực tiếp tới chuyện mua, sau đó bàn bạc với họ, nếu đối phương có hứng thú mua<br />
hàng thì họ sẽ quyết định phải giao dịch mua bán ra sao, như vậy sẽ giảm bớt được rất nhiều<br />
khâu trung gian.<br />
<br />
TÊN HÀNG TỐT THÚC ĐẨY TIÊU THỤ TỐT<br />
Sự thực chứng minh rằng, với nhiều doanh nghiệp nhỏ, tên gọi của một loại hàng tốt có<br />
hiệu quả thúc đẩy sự tiêu thụ. Vì thế, không được tùy tiện đặt tên cho sản phẩm.<br />
Ở Nhật, có một công ty trách nhiệm hữu hạn tên là Thaôchô, chuyên sản xuất thực phẩm từ<br />
rong biển nhưng lượng tiêu thụ rất thấp.<br />
Một lần, khi giám đốc đang đi nghỉ bỗng nghĩ ra điều gì vội gọi điện ngay về cho Ban điều<br />
hành và nói: “Tôi vừa chợt nghĩ ra một cái tên “Ăn cơm đi”, không biết có được không?”. Mọi<br />
người suy nghĩ và thấy cái tên đó thật hay và đồng ý đặt cho sản phẩm của công ty. Hóa ra buổi<br />
sáng hôm đó, khi đang trong phòng vệ sinh, ông nghe tiếng con gái gọi: “Ba ơi, ăn cơm đi ba!”.<br />
Tiếng gọi của đứa con vừa ấm áp, ngọt ngào lại vừa mang tính mời gọi, và ông nghĩ ngay tới<br />
chuyện đặt tên này cho sản phẩm của công ty mình.<br />
Ít lâu sau, loại thực phẩm có tên gọi “Ăn cơm đi” xuất hiện trên thị trường và năng lực tiêu<br />
<br />
thụ mạnh chưa từng thấy, doanh thu đạt tới 8 tỷ Yên. Rõ ràng việc này nhờ vào cái tên đẹp kia.<br />
Từ đó cho thấy, việc đặt tên cho sản phẩm rất quan trọng, nếu đặt tên cho sản phẩm mới<br />
một cách tùy tiện, không làm nổi bật đặc điểm và tính ưu việt của nó thì khó thu hút được<br />
khách mua hàng. Vì vậy, thông thường mỗi khi cho ra đời một sản phẩm mới, người ta phải<br />
đưa ra từ 300 - 500 cái tên khác nhau để sàng lọc, chọn ra một cái tên vừa ý nhất làm thương<br />
hiệu.<br />
Ở một góc độ khác, sự thành công của Kim Lợi Lai cũng là sự thành công qua tiêu thụ của<br />
một tên gọi thương mại, mà một trong yếu tố không thể coi nhẹ là tên gọi của hàng hóa. Nhà<br />
họ Tăng trước đây vốn gọi Kim Lợi Lai là Kim Sư (Sư tử vàng), nhưng chữ “Sư” gần đồng âm<br />
với chữ “thua” (trong tiếng Trung Quốc) nên khách ít đến. Sự gợi ý này đã làm cho ông chủ mới<br />
Tăng Hiến Tân lập tức suy nghĩ và quyết định đổi tên thành “Kim Lợi Lai” (nghĩa là vàng bạc,<br />
lợi lộc đến). Dùng những sản phẩm mang tên này để làm quà mừng ngày lễ tết, sinh nhật, Nôen, chúc thọ cha mẹ thật có ý nghĩa, vì ai chẳng muốn “kim lợi lai”. Vì thế, hàng hóa của họ bán<br />
rất chạy.<br />
<br />
VỀ MẶT TÂM LÝ, PHẢI TẠO SỰ CHÂN THẬT VÀ<br />
GẦN GŨI VỚI KHÁCH HÀNG<br />
Những doanh nhân thành công cho rằng, là người bán hàng, nhất thiết phải thực hiện được<br />
điều trên, không được tạo khoảng cách giữa khách hàng và công ty khiến họ bỏ đi nơi khác.<br />
Khi bán hàng, phải rút ngắn khoảng cách giữa khách và công ty, trong các nhân viên phải<br />
tạo ra nhận thức chung là:<br />
1. Phục vụ bán hàng đương nhiên phải có thù lao, lợi nhuận.<br />
2. Không tỏ thái độ giận dữ hoặc chán ghét khách hàng.<br />
3. Chú trọng hình thức không bằng chú trọng môi trườn ...