Thông tin tài liệu:
Vẫn là những câu chuyện xoay quanh vấn đề phỏng vấn, cũng vẫn là những điều đã nói rồi nhưng cũng phải nhắc nhở đối với các ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm. Sau đây là những lời khuyên “NÊN” và “KHÔNG NÊN” của chúng tôi dành cho các ứng viên trong buổi phỏng vấn đầu tiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
1001 chuyện phỏng vấn
1001 chuyện phỏng vấn
Vẫn là những câu chuyện xoay quanh vấn đề phỏng vấn, cũng
vẫn là những điều đã nói rồi nhưng cũng phải nhắc nhở đối với
các ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm. Sau đây là
những lời khuyên “NÊN” và “KHÔNG NÊN” của chúng tôi
dành cho các ứng viên trong buổi phỏng vấn đầu tiên.
Những điều bạn NÊN làm
1) Đến đúng giờ
2) Thể hiện thái độ giao tiếp lịch sự với nhà tuyển dụng ngay từ
ban đầu
3) Trả lời nhà tuyển dụng bằng những từ ngữ chính xác, lịch sự
sao cho phù hợp với vị trí của mình.
4) Phong cách phải chuyên nghiệp từ cách ăn mặc: chọn lựa
những bộ trang phục ôn hòa phù hợp với môi trường công sở,
điều này sẽ giúp bạn gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
ngay từ lần gặp đầu tiên.
5) Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin về công ty mà
bạn đang dự tuyển. Bạn có thể tìm các thông tin này qua các
phương tiện báo chí đại chúng, Internet…tìm hiểu về các sản
phẩm, dịch vụ và những người mà bạn sẽ liên hệ sau này.
6) Luôn mang đến cho nhà tuyển dụng những thông tin chứng tỏ
rằng bạn rất quan tâm đến công ty của họ và mong muốn đóng
góp công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của công ty.
7) Luôn có thái độ duyên dáng hòa nhã khi nói chuyện với nhà
tuyển dụng. Thể hiện lòng đam mê và tinh thần làm việc hăng
say với công việc tương lai.
8) Gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng bằng các cử chỉ khéo léo.
9) Hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn là người có khả năng
làm việc nhóm, nổ lực vì lợi ích của tập thể và hơn hết là biết
giải quyết các xung đột khi xảy ra các vấn đề trong nhóm.
10) Trước khi phỏng vấn phải thật sự thư giản và thoải mái, nếu
bạn quá căng thẳn bạn sẽ mất tự tin và mất đi khả năng ứng xử
khi trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy hít thở thật
sâu trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn.
11) Tìm cách trò chuyện với những ứng viên cùng tham gia buổi
phỏng vấn với bạn nếu có thể. Quá trình trao đổi thông tin giữa
bạn và các ứng viên khác sẽ giúp bạn bớt căng thẳn và mang đến
cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích.
12) Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên gửi thư cảm ơn
cho nhà tuyển dụng, điều này chứng minh rằng bạn rất thích thú
với buổi phỏng vấn vừa qua. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng có
thể mang đến cho bạn một cơ hội to lớn trong quá trình tìm việc.
13) Thể hiện mình là một ứng viên sáng giá cho vị trí của bạn.
Những điều bạn “KHÔNG NÊN” làm khi tham dự buổi phỏng
vấn
1) Quá đề cao bản thân. Đừng quên là bạn đã có cơ hội đề cao
chính mình trong hồ sơ lý lịch xin việc của bạn rồi nhé.
2) Xem rẻ giá trị bản thân của chính mình. Nên nhớ là đây
không phải cái nơi để bạn ra vẻ nhún nhường e lệ! Phải nhớ rằng
bạn đến đây vì bạn có đầy đủ những phẩm chất, tài năng và nền
tảng kiến thức cần thiết cho vị trí mà bạn ứng tuyển.
3) Đến buổi phỏng vấn với một cái bụng đói meo! Điều này sẽ
khiến bạn mất đi tính lanh lợi quyết đóan. Nhớ ăn cái gì đó
trước khi đi phỏng vấn nha bạn. Ông bà ta có câu: “có thực mới
vực được đạo” kia mà!
4) Điều tối kị là không nên mang đồ ăn hay một thứ gì đó tương
tự vào phòng phỏng vấn. Nhà tuyển thường đánh giá ứng viên từ
cái nhìn đầu tiên. Đừng để mất cơ hội việc làm chỉ vì một bịch
bánh Snack cầm trên tay.
5) Không nên dùng những lời lẽ chế nhạo khi nói về các sản
phẩm, dịch vụ hay những nhân viên làm việc trong công ty. Nên
nhớ rằng nhà tuyển dụng cũng là một thành viên trong công ty
và ông ta không thích ai đó nói xấu bất cứ điều gì về công ty của
mình.
6) Không nên quá kiêu ngạo và phách lối.
7) Không nên nói xấu sếp cũ, nhân viên hoặc công ty nơi mà
trước đây bạn đã từng làm việc.
8) Không được nói dối, phải luôn chân thật. Nên nhớ rằng nếu
bạn che dấu một điều gì đó với nhà tuyển dụng thì một ngày nào
đó họ cũng sẽ tìm ra.
9) Không nên nói chuyện bằng giọng đều đều, điều này sẽ gây
cho nhà tuyển dụng sự nhàm chán. Nên thay đổi cường độ giọng
nói lên xuống và sử dụng các câu hỏi phản hồi để cuộc trò
chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng diễn ra sôi nổi và hào hứng.
10) Không nên thụ động, phải biết hỏi nhà tuyển dụng bằng
nhửng câu hỏi khôn ngoan chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn hoàn
toàn có quan tâm đến công ty của họ rất nhiều.
Chúc bạn thành công!
Nguồn
Hrvietnam
...