Danh mục

11 trường hợp cấy ốc tai tại Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.76 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ốc tai điện tử là một thiết bị vi mạch điện tử cấy vào trong ốc tai giúp cho bệnh nhân bị điếc nặng có thể nghe được nhờ vào một hệ thống tiếp nhận, dẫn truyền và khuếch đại các âm thanh từ môi trường bên ngoài vào đến ốc tai và truyền các tín hiệu điện lên não giúp cho bệnh nhân nghe được. Từ năm 1998 - 2004, Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM đã cấy được 11 ca ở những bệnh nhân bị điếc hoàn toàn hai tai và mang máy trợ thính không hiệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
11 trường hợp cấy ốc tai tại Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM 11 trường hợp cấy ốc tai tại Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM Ốc tai điện tử là một thiết bị vi mạch điện tử cấy vào trong ốc tai giúpcho bệnh nhân bị điếc nặng có thể nghe được nhờ vào một hệ thống tiếpnhận, dẫn truyền và khuếch đại các âm thanh từ môi trường bên ngoài vàođến ốc tai và truyền các tín hiệu điện lên não giúp cho bệnh nhân nghe được.Từ năm 1998 - 2004, Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM đã cấy được 11 ca ởnhững bệnh nhân bị điếc hoàn toàn hai tai và mang máy trợ thính không hiệuquả, không thể giao tiếp được bằng tiếng nói (trong đó có 3 ca đơn kênh, 8 cađa kênh), tuổi nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất là 30 tuổi. Kết quả sau mổ rất khả quan, bệnh nhân có thể nghe hiểu và nói được saumột thời gian huấn luyện thính học và ngôn ngữ. Đây là một kỹ thuật hiện đại nhấtgiúp cho trẻ điếc, câm bẩm sinh và những người điếc mắc phải, phục hồi khả năngnghe và nói. Tuy nhiên ốc tai điện tử có giá thành khá cao (khoảng 17.000 USD)cho nên ở Việt Nam còn rất ít người bị điếc có khả năng hưởng thụ được thànhquả khoa học kỹ thuật tiên tiến này. Năm 1972 ốc tai điện tử đơn kênh House - 3M lần đầu tiên được sản xuấtvà được cấy cho bệnh nhân tại Hoa Kỳ. Năm 1984, ốc tai điện tử đa kênh xuấthiện, lúc đầu chỉ có 6 kênh và sau đó số kênh được tăng lên dần dần 12, 16, 18, 20,22, 24 kênh. Hiện nay có khoảng 40.000 bệnh nhân đã được cấy ốc tai. Các loại ốctai điện tử thông dụng hiện nay bao gồm Nucleus 24 (Úc), Med-EL Combi 40+(Áo), Clarion (Hoa Kỳ), Digisonic (Pháp). Ở Việt Nam, 3 ca cấy ốc tai điện tử đơn kênh lần đầu tiên được thực hiệntại Trung tâm tai mũi họng TP.HCM vào tháng 9/1998 với sự hướng dẫn của BS.Whitaker, GS. House, BS. Bùi Minh Đức. Từ đó đến năm 2004 cả nước có 15trường hợp được cấy ốc tai, trong đó Viện tai mũi họng trung ương (Hà Nội) có 6ca được cấy bằng loại ốc tai đơn kênh House - 3M, Bệnh viện tai mũi họngTP.HCM 11 ca (3 đơn kênh House - 3M, 8 đa kênh - Med-EL Combi 40+). Nguyên tắc của phẫu thuật cấy ốc tai Qua hố mổ xương chũm, vào ngách nhĩ để thấy rõ cửa sổ tròn, dùng khoanvi phẫu khoan vào phía trước dưới của gờ xương cửa sổ tròn, sau đó lỗ khoan nàysẽ đưa điện cực vào sâu trong các vòng xoắn của ốc tai. Ba trường hợp cấy điện ốc tai đơn kênh (9/1998): Trong ba trường hợpnày, 1 bệnh nhân điếc bẩm sinh, 1 điếc sau viêm màng não lúc 3 tuổi và 1 trườnghợp bị viêm tai từ năm 2 tuổi, đến 14, 15 tuổi dùng polydexa nhỏ tai quanh nămnên bị điếc nặng lên. Tình trạng trước mổ: Cả 3 điếc sâu, thính lực trung bình 4 tần số 500,1.000, 2.000, 4.000 Hz lớn hơn hoặc bằng 100 dB. Nghe không nhìn hình miệng,không mang máy nghe: 0%. Nghe không nhìn hình miệng có mang máy nghe: 0 -5%. Nhìn hình miệng không mang máy nghe: 70 - 80%. Giọng nói bị méo tiếngnặng. Tình trạng hiện nay: Thính lực trung bình có mang ốc tai điện tử đơn kênhcủa 4 tần số 500, 1.000, 2.000, 4.000 Hz cường độ 50 - 55 dB. Nghe kết hợp nhìnhình miệng đạt 90 - 100%. Nghe không nhìn hình miệng 20 - 30%. Giao tiếp trựcdiện tương đối bình thường. Giọng nói bớt méo hơn, đặc biệt có một em trước đâyphải nghỉ học nhưng sau cấy ốc tai em đã theo học hết cấp 3 và đang học Đại họccông nghệ thông tin. Tám trường hợp cấy điện ốc tai đa kênh: + Sáu trường hợp cấy điện ốc tai từ năm 2000 đến 2002: Cả 6 đều là điếcbẩm sinh, thính lực trung bình 4 tần số 500, 1.000, 2.000, 4.000 Hz cường độ 100dB. Nghe không nhìn hình miệng không mang máy nghe: 0%. Nghe không nhìnhình miệng có mang máy nghe: 0 - 5%. Nhìn hình miệng không mang máy nghe:60 - 70%. Giọng nói bị méo tiếng nặng. Tình trạng hiện nay: Thính lực trung bình có mang ốc tai điện tử đa kênhcủa 4 tần số 500, 1.000, 2.000, 4.000 Hz đạt 30 - 50 dB. Nghe kết hợp nhìn hìnhmiệng đạt 90 - 100%. Nghe không nhìn hình miệng đạt 45 - 60%. Giao tiếp tươngđối bình thường. Giọng nói bớt méo hơn. Ba em cấy điện ốc tai vào 5, 6 tuổi cógiọng nói rõ hơn, có em học vỡ lòng, có em đã học lớp 1 trường bình thường. Baem còn lại cấy vào lúc 12, 14, 16 tuổi kết quả thính lực tuy tốt hơn trước mổ, cũnggiống các em kia nhưng quá trình nghe và nói tiến triển chậm hơn nhiều. Tuynhiên cha mẹ và thầy cô đều thấy các em này tiếntriển tốt hơn trước cấy ốc tai. + Hai trường hợp cấy vào tháng 7/2004: Một trường hợp 2 tuổi là điếc bẩm sinh vàcó bệnh lý chất trắng. ABR tại kích thích 100 dBcả hai tai đều không xuất hiện sóng. Cháu đã được mang máy đeo sau tai cho cảhai tai loại P38 của Đan Mạch sản xuất, một trong những loại máy có công suấtmạnh nhất hiện nay, khoảng 6 tháng nhưng vẫn không có tiến triển gì về nghe vàhọc nói. Tình trạng hiện nay: Ở lần mapping thứ nhất khi bật máy, bé khóc, điềunày có thể do bé lần đầu tiên nghe được nên sợ. Hiện tại bé đang tiếp tục mangmáy và chờ mapping ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: