Danh mục

13 Đề thi HK2 môn Lịch sử 12

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.61 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập kiến thức trước kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 13 đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử 12 để đạt được kết quả cao trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
13 Đề thi HK2 môn Lịch sử 12SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ VINH ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2010-2011 TRUNG TÂM GDTX – HNDN TPTV Môn: Lịch sử – Khối: 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) NỘI DUNG ĐỀ: Câu 1 (3,0 điểm): Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh và “Đông Dương hóa” chiến tranh (1969-1973)? Câu 2 (4,0 điểm): Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 3 (3,0 điểm): Trình bày tóm tắt diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. -------- Hết -------- 1 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:Câu 1 Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh và “Đông(3,0 đ) Dương hóa” chiến tranh (1969-1973)? * Âm mưu: - Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ, từ năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. 1,5 - Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. - Mỹ tiếp tục âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường. - Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong việc mở rộng xâm lược Campuchia (1970) và Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng 1,5 người Đông Dương đánh người Đông Dương”. * Thủ đoạn: Mỹ tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô, nhằm cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.Câu 2 Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt(4,0 đ) chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. * Nội dung: - Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 1,0 - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. 1,0 - Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp nước ngoài. - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị. - Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt. 1,0 - Hoa Kì cam kết góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. * Ý nghĩa lịch sử: - Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước, mở ra bước ngoạt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 1,0 - Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.Câu 2 Trình bày tóm tắt diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và(3,0 đ) nổi dậy mùa Xuân 1975. 2 - Cuối tháng 3-1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được mang tên ” chiến dịch Hồ Chí Minh”. 1,0 - Ngày 16- 4 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang, 21- 4 Xuân Lộc được giải phóng. Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. - 17 giờ ngày 26-4- 1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. 1,0 - 10 h 45’ ngày 30- 4-1975, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn – Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. - 11h 30 ...

Tài liệu được xem nhiều: