Thông tin tài liệu:
1. Tư duy Sáng tạo (Creative Thinking) 2. Đặt mục tiêu, tạo động cơ (Set goal) 3. Quan hệ (giao tiếp ứng xử) (Communication) 4. Lãnh đạo (Leadership) 5. Học hỏi (Learning Ability) 6. Lắng nghe (Listening) 7. Thương lượng (Negotiation) 8. Thuyết trình và diễn giải ý tưởng (Presentation)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
13 kỹ năng cần có của người lao động trong thế kỷ XXI
13 kỹ năng cần có của người
lao động trong thế kỷ XXI
theo ủy ban đào tạo và phát
triển Mỹ
1. Tư duy Sáng tạo (Creative Thinking)
2. Đặt mục tiêu, tạo động cơ (Set goal)
3. Quan hệ (giao tiếp ứng xử) (Communication)
4. Lãnh đạo (Leadership)
5. Học hỏi (Learning Ability)
6. Lắng nghe (Listening)
7. Thương lượng (Negotiation)
8. Thuyết trình và diễn giải ý tưởng (Presentation)
9. Đảm bảo tính hiệu quả (Effectiveness)
10. Phát triển cá nhân trong công việc (Personal Development)
11. Giải quyết nhanh vấn đề, tìm giải pháp (Problem Solving)
12. Lòng tự tôn về bản thân
13. Làm việc theo nhóm (Teamwork)
Theo bộ lao động Mỹ, người lao động ở thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng, mà
theo họ, kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Vậy sáng tạo và tư
duy sáng tạo đang được hiểu như thế nào?
Sự chiến thắng của kỹ năng số 1
Có một chuyện vui thế này:
- Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, ba kỹ sư của hãng Apple và 3
kỹ sư của hãng Microsoft gặp nhau tại ga tàu. Các kỹ sư của Microsoft
rất ngạc nhiên khi các kỹ sư của Apple chỉ mua 1 vé duy nhất, làm sao
họ có thể qua mắt được đội kiểm soát vé gắt gao của tàu?
Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư của Apple đồng loạt đứng
lên đi vào toilet. Hành động của họ không thoát khỏi 3 cặp mắt tò mò
của các kỹ sư Microsoft. Sau khi kiểm tra xong trong toa, người soát vé
tiến về phía toa lét và gõ cửa: Cho kiểm tra vé!. Một giọng nói ở trong
vọng ra: Thưa
đây! Và một chiếc vé được luồn qua khe cửa. Người soát vé kiểm tra
xong và bỏ đi. Các kỹ sư Microsoft ồ lên ngạc nhiên trước cộng nghệ
của Apple.
Và khi hội nghị kết thúc, 6 kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga. Như lần trước,
các kỹ sư Apple chỉ mua 1 vé, trong khi các kỹ sư Microsoft lại chẳng
mua vé nào. Đến lượt các kỹ sư Apple ngạc nhiên không hiểu làm sao ba
người kia có thể thoát được.
Tương tự, 3 kỹ sư Apple lại chui vào toilet đóng cửa lại. Ngay lập tức,
một trong 3 kỹ sư Microsoft bước theo và giả giọng người soát vé, rút
luôn chiếc vé vừa thò qua khe cửa và cả 3 bọn họ chui tọt vào toilet bên
cạnh.
- Thật tuyệt vời vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người thành công luôn là
người biết tiếp thu những ý tưởng của người khác và áp dụng một cách
thật sáng tạo. Thực chất thì sáng tạo là quá trình hoạt động của con
người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất.
- Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản
phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:
- Có tính mới (mới về chất)
- Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)
Vì sáng tạo có thể là sản phẩm vật chất (như bóng đèn điện, bóng bán
dẫn,…) hay sản phẩm tinh thần (như tác phẩm văn học, tác phẩm hội
hoạ, điêu khắc...) nên có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi hoạt động
của con người.
Trước hết, chúng ta hãy gạt bỏ tư tưởng cho rằng sáng tạo chỉ có trong
khoa học, kỹ thuật hay nghệ thuật. Người ta vẫn nghĩ sáng tạo phải thể
hiện ở việc phát minh ra điện hay sáng chế ra vắc xin phòng bệnh bại liệt
hoặc viết một cuốn tiểu thuyết...
Tất nhiên, những việc kể trên đúng là sáng tạo, mỗi bước đi để chinh
phục vũ trụ của loài người đều là kết quả của sự sáng tạo. Nhưng sáng
tạo không chỉ tồn tại trong một số nghề nhất định hay trong bộ óc của
những người thông minh tuyệt đỉnh.
Vậy thì sáng tạo là gì?
Một bạn sinh viên học giỏi, nhà nghèo đã đặt quyết tâm đi du học và
thành công vì tìm được nguồn học bổng phù hợp. Bạn đó đã sáng tạo
trong phương pháp học.
Một nhóm sinh viên cùng thuê một phòng trọ học nhà cấp 4 tồi tàn. Họ
đã cùng nhau biến nó thành một căn phòng sạch sẽ, đẹp đẽ và ấm cúng.
Đó cũng là sáng tạo biết sắp xếp thời gian để có thể vừa học tốt ở trường
và vẫn có thời gian đi làm để có tiền ăn học và còn giúp đỡ thêm cho gia
đình. Bạn đó đã rất sáng tạo.
Một nhân viên phải làm công việc tiếp thị sản phẩm trên đương phố.
Anh ta đã cố gắng tránh sự nhàm chán bằng cách mỗi ngày thay đổi một
lộ trình, sau 1 quãng mới đi lặp lại. Anh ta đã biết sáng tạo trong công
việc.
Tìm cách làm đơn giản hoá việc quản lý sách vở để cho một khách hàng
khó tính chịu mua hàng khi đi tiếp thị, làm cho một học sinh từ ngại học
đến ham học, tìm cách tránh một cuộc cãi cọ xảy ra... tất cả đều là những
dẫn dụ về sáng tạo có ý nghĩa thực tiễn xảy ra hàng ngày.
Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho
công việc đó trôi chảy hơn, tạo nên thành công.
Trong câu chuyện vui về 6 chàng kỹ sư trên, chúng ta đều nhận ra rằng
các kỹ sư Apple đã có một giải pháp sáng tạo để trốn vé tàu, trong khi
các kỹ sư Microsoft lại có một giải pháp sáng tạo nữa trên nền giải pháp
cũ của Apple. Sáng tạo vì thế cứ nối sáng tạo như một cuộc đua tiếp sức
để đời sống loài người ngày một văn minh.
Sáng tạo là gì? Khi đã hiểu sáng tạo là gì và sáng tạo có tầm quan trọng
như thế nào thì rõ ràng, tư duy sáng tạo luôn là phẩm chất số 1 của
người lao động tro ...