Do tính thích khám phá, tò mò... trẻ có thể mắc phải một số những thương tổn, bạn cần phải bình tĩnh và sơ cứu cho trẻ trước khi đưa đến trung tâm y tế.Hôm nay Bacsi.com tổng hợp lại 16 trường hợp tổn thương ở trẻ cần xử lý kịp thời cho các bậc cha mẹ tham khảo:1. Điện giật - Bạn không được chạm vào trẻ. - Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể (chú ý: đứng trên vật liệu cách điện khô). Hoặc nếu không tắt được, bạn thòng dây thừng vào cánh tay hoặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
16 trường hợp tổn thương ở trẻ cần xử lý ngay (1)16 trường hợp tổn thương ở trẻ cần xử lý ngay (1) Do tính thích khám phá, tò mò... trẻ có thể mắc phải một số những thương tổn, bạn cần phải bình tĩnh và sơ cứu cho trẻ trước khi đưa đến trung tâm y tế. Hôm nay Bacsi.com tổng hợp lại 16 trường hợptổn thương ở trẻ cần xử lý kịp thời cho các bậc cha mẹ tham khảo:1. Điện giật- Bạn không được chạm vào trẻ.- Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể (chú ý: đứng trên vật liệu cách điện khô).Hoặc nếu không tắt được, bạn thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé kéora khỏi nguồn điện.- Bạn nhất thiết phải gọi cấp cứu.2. Gãy răng- Bạn cầm máu cho trẻ.- Bạn rửa chiếc răng bị gãy rồi cho nó vào cốc sữa. Sau đó đưa trẻ đến bệnh việncùng với chiếc răng. Có thể trẻ sẽ trồng lại được chiếc răng đó.3. Ngộ độc thực phẩm- Không cố gây nôn hoặc cho trẻ uống xi-rô Ipecac trừ phi được các nhân viên cấpcứu hướng dẫn làm như vậy.- Đưa ngay trẻ đến bệnh viện và không quên kiểm tra xem trẻ đã ăn, uống gì.Mang theo thức ăn đó đến bệnh viện để các bác sỹ xét nghiệm.4. Que, cọc đâm vào người- Không được rút que/cọc ra khỏi người .- Cố gắng cố định vật đã đâm vào người trẻ rồi nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tếgần nhất.5. Đứt rời tay, chân- Không được ướp phần bị đứt rời trực tiếp bằng đá lạnh mà nên quấn chúng trongmột miếng gạc ẩm, bỏ vào một cái túi không thấm nước rồi đặt túi vào thùng đá.- Đem phần bị đứt đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.- Đối với vết thương ở tay, chân hay trên những bộ phận khác của cơ thể, dùng đáchườm để vết thương bớt sưng tấy rồi dùng vải khô, sạch băng lại.6. Rắn độc cắn- Trước tiên, phải làm chậm sự hấp thu độc tố bằng cách giữ yên và đặt chân taythấp hơn tim (không đưa chân tay lên quá cao).- Cho trẻ nằm nghỉ, không vận động nhiều; vì những cử động sẽ làm máu lưuthông nhiều, nhanh, khiến cơ thể hấp thu chất độc nhanh.- Dùng cồn và các dung dịch sát khuẩn Povidine 10% rửa sạch vết thương nhằmchống nhiễm trùng và làm trôi bớt độc tố.- Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.Lưu ý: Tránh rạch da nơi rắn cắn rồi hút máu độc ra.7. Sứa đốt- Hạn chế cử động vùng bị thương.- Nhanh chóng rửa vết thương cho trẻ bằng nước biển (dấm, ammoniac, cồn, hoặcsoda) để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nướcthường vì làm tổn thương nặng hơn.- Dùng vật có cạnh (que kem, muỗng, vỏ sò, dao, hoặc bìa cứng) cạo hay chà sátnhẹ lên vết đốt để đẩy các tế bào phóng độc còn lại ra khỏi vết thương. Có thểchườm đá lạnh để giảm đau.- Những trường hợp có triệu chứng sốc phản vệ phải được cấp cứu ngay.- Sau khi sơ cứu, cần theo dõi trẻ trong khoảng thời gian 8 giờ. Nếu vẫn còn đauhoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịpthời.8. Bỏng- Bạn đưa ngay trẻ tới bồn nước và làm mát vết bỏng trong khoảng 10 phút. Chú ýđể tránh cho da khỏi bị rộp, bạn nên mở vòi nước chảy nhẹ lên vết bỏng.- Không nên thoa bất cứ thứ gì lên vết bỏng.- Nếu trẻ bị bỏng hoá chất thì chú ý không để hoá chất loang ra các phần không bịbỏng.- Sau khi đã làm mát vết bỏng, đắp hở lên đó một miếng gạc hoặc khăn sạch(không bị xù lông) để giữ sạch vết thương, tránh làm vỡ những nốt bỏng nước(nếu có).- Sau khi đã sơ cứu thì chuyển ngay trẻ đi bệnh viện9. Nghẹn do nuốt phải dị vật- Để trẻ úp mặt xuống, đầu chúc xuống thấp hơn thân, vỗ mạnh nhiều lần vào giữahai xương bả vai của trẻ. Đối với những trẻ bé hơn, bạn có thể nắm lấy hai mắt cáchân để bé chúc đầu xuống đất.- Nếu làm như trên không được, bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng, hơi ngửa đầu ra sau,bạn đỡ lấy lưng của bé, dùng hai ngón tay ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuốicủa xương sườn (chú ý ấn vào trong, lên phía trên) một cách nhanh, mạnh.- Sau khi lấy đi dị vật, trẻ không thở lại được bình thưởng thì cần làm hô hấp nhântạo cho trẻ. Nếu không thể lấy ra được dị vật, trẻ ngừng thở... thì cần nhanh chóngchuyển tới cơ sở y tế để xử trí.10. Chảy máu cam- Bình tĩnh đặt trẻ ngồi xuống, giúp trẻ ngửa đầu lên để dòng máu không chảy rakhỏi mũi.- Để trẻ thở bằng miệng và bịt đầu mũi lại trong 10 phút. Nếu máu còn chảy thìbóp chặt cánh mũi thêm mấy phút nữa.- Không được để trẻ xì mũi trong 2-3 giờ sau- Nếu máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ.Chú ý: Để phòng ngừa chảy máu cam bạn nên khuyên trẻ không đụng mạnh vàomũi, không ngoáy mũi, không cậy dử mũi, không xì mũi quá mạnh và không nhétvật lạ vào mũi.Bạn có những kinh nghiệm xử lý như thế nào trong tình huống trẻ bị thương tổn?Hãy chia sẻ với các mẹ khác nhé! ...