Quản lý là một khoa học và một nghệ thuật đòi hỏi phải học tập, có bản lĩnh và sự dũng cảm tìm đến cái mới, tính hiệu quả và đáp ứng những lợi ích của nhân viên. 2. Muốn gây uy tín như một áp lực ảnh hưởng đến nhân viên thì người quản lý luôn ý thức mình là người đứng đắn, có năng lực lãnh đạo, đáp ứng những lợi ích của nhân viên, không làm tổn hại đến lợi ích của họ. 3. Trong việc quản lý, người thủ trưởng phải gieo sự kính phục...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
160 lời khuyên hay cho các nhà quản trị doanh nghiệp trẻ
160 lời khuyên cho các nhà quản
trị doanh nghiệp trẻ
1. Quản lý là một khoa học và một nghệ thuật đòi hỏi phải học tập, có
bản lĩnh và sự dũng cảm tìm đến cái mới, tính hiệu quả và đáp ứng những lợi
ích của nhân viên.
2. Muốn gây uy tín như một áp lực ảnh hưởng đến nhân viên thì người
quản lý luôn ý thức mình là người đứng đắn, có năng lực lãnh đạo, đáp ứng
những lợi ích của nhân viên, không làm tổn hại đến lợi ích của họ.
3. Trong việc quản lý, người thủ trưởng phải gieo sự kính phục vào
lòng cấp dưới.
4. Người quản lý phải quan sát và giải quyết những vấn đề đại cục
(quan trọng) chứ không nên bị thu hút vào một vài công việc nhỏ nhặt nào
đó, mặc dù họ vẫn phải quan tâm đến những vấn đề nhỏ. Điều quan trọng là
họ phải nhìn được một cách tổng quát những nhiệm vụ lớn phải giải quyết.
5. Người quản lý nên nêu gương thực hành những nội dung, chỉ thị mà
bản thân mình đề ra cho cấp dưới, đừng bao giờ miệng thì ra luật nhưng
hành động lại phá pháp luật. Người quản lý cần gương mẫu để nhân viên noi
theo.
6. Người quản lý không cần làm hết mọi việc mà điều quan trọng là
phải phân công ai làm cái gì hợp với sở trường, sở đoản của họ, còn cái gì
không được làm hay làm bậy thì phải ngăn chặn kịp thời.
7. Người quản lý phải biết đâu là sở trường, sở đoản của mình để biết
được công việc nào thì mình phải đích thân làm và có thể làm được, và việc
nào thì phải nhờ đến nhân viên, hoặc thậm chí phải cộng tác với cơ quan
khác để nhờ họ, dù là nhờ người mà mình thân hoặc không thân.
8. Người quản trị doanh nghiệp không ba o giờ được quên rằng sở dĩ
mình có quyền, mình mạnh, có uy tín lớn là nhờ ở lực lượng ủng hộ là nhân
viên. Vì thế, không được khinh rẻ nhân viên, không được tưởng rằng lực
lượng, uy tín lớn lao đó tất cả là do mình tạo ra. Nhân viên yêu mến người
quản lý chính là một lực lượng quan trọng không thể thiếu đ ược để củng cố
uy tín của người quản lý. Vì thế, một người quản lý khôn ngoan không bao
giờ được ly gián, xa lánh cấp dưới.
9. Một doanh nghiệp bao giờ cũng cần phải ổn định để mọi người an
tâm làm việc. Vì thế, người quản lý phải sống sao cho nhân viên mỗi lần
nhìn vào cảm thấy lòng tin tưởng, yên tâm phấn đấu.
10. Người quản trị nên tôn trọng ý kiến của nhân viên, lắng nghe các ý
kiến của họ, nhưng khi quyết định thì phải chủ động trên cơ sở thâu tóm hết
các ý kiến rồi chọn lấy cái hay, cái đúng để đúc kết thành những điều có ích
cho tập thể.
11. Người quản lý phải biết yêu mến nhân viên, nếu muốn gây uy tín.
Tình cảm đó phải được hun đúc cùng với lòng kính phục, tín nhiệm trước
những lợi ích lớn lao mà người quản lý đem lại cho tập thể.
12. Khi có ai đó oán trách hay chỉ trích một nhân viên nào vắng mặt
thì chỉ nên nghe để biết chứ không được a dua mà nói xấu nhân viên của
mình trước mặt cũng như khi vắng mặt họ.
13. Nhà doanh nghiệp phải biết nỗ lực để thực tiễn hóa, sinh động hóa
những điều mà mình học trong sách vở, phải đối chiếu sách vở với cuộc
sống và phải biết bổ sung những kinh nghiệm của cuộc sống vào quá trình
quản lý. Không có một công nghệ nào trong sách vở lại có thể cố định mãi
mãi và điều quan trọng là nhà quản lý phải biết bổ sung thêm cho kiến thức
sách vở từ những tình huống mới nảy sinh trong trường đời.
14. Người quản lý thường phải đến nơi làm việc đúng giờ và phải rời
chỗ làm việc cuối cùng. Tại sao vậy? Bởi vì họ phải đúng giờ giấc một cách
sát sao trước rồi hãy bắt mọi nhân viên làm theo.
15. Người quản lý phải có ít nhất 6 đức tính sau:
a) Tín (Nói làm, thực hiện các hợp đồng như đinh đóng cột).
b) Trí (Khôn ngoan, thông thạo chuyên môn và chỉ huy giỏi).
c) Dũng (Giàu nghị lực, dám mạo hiểm tìm cái mới và áp dụng cái
mới).
d) Quan hệ rộng rãi với: Chính quyền, giới thương gia, giới trí thức.
e) Nhân (Có đạo đức, có lòng nhân ái, yêu mến nhân viên mà không
nhờn và không bị lạm dụng).
g) Nghiêm (Công bằng, chính tắc mà không quá khắc nghiệt).
16. Người quản lý phải quyền biến, tức là tùy tình hình thực tiễn trong
kinh doanh mà ra lệnh. Phải tùy thời chứ không xu thời.
17. Người quản lý phải trung thành với luật pháp, nhưng khi áp dụng
thì phải linh hoạt, quyền biến. Nên áp dụng lời của một nhà tâm lý nổi tiếng:
“Càng cứng rắn càng thương người”.
18. Người quản lý không phải bỗng dưng đã có ngay đầy đủ các phẩm
chất của người quản lý mà phải học kinh nghiệm của những nhà doanh
nghiệp nổi tiếng, những nhà lãnh đạo nổi tiếng trong nước và trên thế giới để
điều chỉnh, sửa cách quản lý, cách ứng xử của mình. Mao Trạch Đông đã
thường xem phim, truyện của Pi-e Đại đế, của Napôlêông... để sửa mình.
Còn Napôlêông thì cũng đã có lúc phải sửa dáng đi, dáng đứng của mình để
tăng thêm uy quyền đối với cấp dưới.
...