Thông tin tài liệu:
Năm 2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức một cuộc khảo sát với sự tham gia của 526 doanh nghiệp tại Hà Nội và TP. HCM. Kết quả là, có tới 98% trong 526 doanh nghiệp này sử dụng máy tính, nhưng đa số chỉ dừng ở cấp độ ứng dụng văn phòng. Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đến những giải pháp tổng thể hay phần mềm quản trị nguồn lực (ERP). Có 65% doanh nghiệp có website nhưng không cập nhật thường xuyên và 85% doanh nghiệp không quan tâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
200 CÂU HỎI PHẦN MỀM TỔNG HỢP200 CÂU H I PH N M N T NG H P LỜI GIỚI THIỆU Năm 2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổchức một cuộc khảo sát với sự tham gia của 526 doanh nghiệp tại Hà Nội và TP.HCM. Kết quả là, có tới 98% trong 526 doanh nghiệp này sử dụng máy tính,nhưng đa số chỉ dừng ở cấp độ ứng dụng văn phòng. Đa số các doanh nghiệp chưaquan tâm đến những giải pháp tổng thể hay phần mềm quản trị nguồn lực (ERP).Có 65% doanh nghiệp có website nhưng không cập nhật thường xuyên và 85%doanh nghiệp không quan tâm về an ninh mạng. Còn theo một khảo sát mới nhất vừa được VCCI công bố tháng 8/2008, trêntoàn quốc hiện mới chỉ có 27% số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT); 24% doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ CNTT và 55% doanh nghiệpkhông sử dụng ADSL. Với những chỉ số này, Việt Nam hiện đang nằm trong Topcác quốc gia mà các doanh nghiệp ứng dụng CNTT chậm và thấp nhất trong khuvực và trên thế giới. Đã có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia nêu ra để lý giải cho thựctrạng ứng dụng CNTT chậm và thấp trong các doanh nghiệp, như đa số các doanhnghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực còn hạn chế để có thể trang bịvà đẩy mạnh ứng dụng CNTT; như thiếu nguồn nhân lực CNTT, còn với cácdoanh nghiệp lớn thì nguồn nhân lực CNTT không đáp ứng được yêu cầu; nhưthiếu cầu nối giữa nhà cung cấp các sản phẩm, giải pháp CNTT với các doanhnghiệp có nhu cầu ứng dụng... Và một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là các doanh nghiệpViệt Nam hiện đang rất thiếu những nguồn tài liệu, kiến thức cập nhật và có hệthống về ứng dụng CNTT, đặc biệt là về những phần mềm ứng dụng phục vụ hoạtđộng của doanh nghiệp. Không đủ tri thức về CNTT, về ứng dụng phần mềm, cácdoanh nghiệp sẽ rất lúng túng trong việc lựa chọn được những nhà cung cấp, vớinhững giải pháp phần mềm phù hợp với doanh nghiệp mình, và rất có thể phải trảnhững bài học đắt giá từ sự lúng túng đó. Nhằm chuyển tải những kiến thức về ứng dụng CNTT và phần mềm ứngdụng trong doanh nghiệp tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanhnghiệp vừa và nhỏ, Viện Tin học Doanh nghiệp – đơn vị trực thuộc VCCI – đãphối hợp với các chuyên gia CNTT xây dựng cuốn Cẩm nang “200 câu Hỏi – Đápvề Phần mềm Ứng dụng cho Doanh nghiệp”, ngõ hầu góp phần giúp các doanhnghiệp Việt Nam có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm hiểu và lựachọn các giải pháp phần mềm phù hợp, để thúc đẩy ứng dụng CNTT một cáchhiệu quả hơn nữa trong doanh nghiệp, nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong thời kỳ đất nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào đời sốngkinh tế quốc tế. 1 Cấu trúc của Cẩm nang Cẩm nang được tổ chức dưới dạng các câu Hỏi – Đáp về các phần mềmứng dụng cho doanh nghiệp. Tổng số có 200 câu Hỏi – Đáp, được chia thành 5phần, với những nội dung chính như sau: Phần I. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM Chương 1. Phần mềm - Định nghĩa phần mềm, tác dụng của phần mềm; thành phần và đặc trưng của phần mềm. - Phân loại phần mềm, những lĩnh vực ứng dụng của phần mềm, những tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn phần mềm phù hợp. Chương 2. Phần mềm hệ thống - Định nghĩa phần mềm hệ thống, tầm quan trọng, những đặc trưng của phần mềm hệ thống, tên một số phần mềm hệ thống thường gặp. - Phân loại phần mềm hệ thống, giới thiệu phần mềm hệ thống tiêu biểu, tiêu chí để đánh giá một phần mềm tốt. Chương 3. Phần mềm ứng dụng - Định nghĩa phần mềm ứng dụng, các đặc điểm của phần mềm ứng dụng và cách thức sử dụng loại phần mềm này. - Sự khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống, tiêu chí để đánh giá sự phức tạp của phần mềm ứng dụng. - Phân loại phần mềm ứng dụng, điểm tên một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu, những phần mềm ứng dụng mà doanh nghiệp thường sử dụng. Phần II. PHẦN MỀM ỨNG DỤNG CHO DOANH NGHIỆP Chương 1. Định nghĩa - Đặc điểm của phần mềm ứng dụng cho các doanh nghiệp. Chương 2. Lợi ích và hạn chế của phần mềm ứng dụng cho doanhnghiệp 2 - Những lợi ích và hạn chế của phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp, và làm thế nào để khắc phục những hạn chế này. Chương 3. Các nhóm phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp tiêu biểu - Phần mềm quản lý dự án đầu tư. - Phần mềm lập kế hoạch, dự toán. - Phần mềm bán hàng và quản lý khách hàng. - Phần mềm sản xuất. - Phần mềm kiểm soát chất lượng. - Phần mềm kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định. - Phần mềm mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng. - Phần mềm tài chính – kế toán. - Phần mềm quản lý nhân sự. - Phần mềm nghiên cứu và phát triển. - Phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP). ...