200 năm Darwin
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.86 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
200 năm DarwinNguyễn Văn Tuấn Ngày 12/2/2009 là ngày kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882), một nhà khoa học có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học từ cổ chí kim. Trên thế giới có hơn 300 thành phố và địa phương tổ chức ngày kỉ niệm Darwin và những di sản khoa học vô cùng to tát mà ông để lại cho đời. Để hiểu thêm về nhân vật xuất chúng này, tôi sẽ bàn qua vài nét chính vế hai công trình làm nên tên tuổi của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
200 năm Darwin 200 năm Darwin Nguyễn Văn TuấnNgày 12/2/2009 là ngày kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin(12/2/1809 – 19/4/1882), một nhà khoa học có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sửkhoa học từ cổ chí kim. Trên thế giới có hơn 300 thành phố và địa phương tổchức ngày kỉ niệm Darwin và những di sản khoa học vô cùng to tát mà ông để lạicho đời. Để hiểu thêm về nhân vật xuất chúng này, tôi sẽ bàn qua vài nét chính vếhai công trình làm nên tên tuổi của ông và cũng gây ra nhiều tranh luận dai dẵngcho đến ngày hôm nay: đó là lí thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.Thân thếCharles Robert Darwin sinh ra tại làng Shrewsbury, hạt Shropshire (Anh) tron gmột gia đình trưởng giả gồm 6 anh chị em (ông là người thứ năm). Cha ông là bácsĩ Robert Darwin, và ông nội là Erasmus Darwin, cũng là một bác sĩ, triết gia, nhàthơ, và nhà tự nhiên học có tiếng. Năm 1825, tức mới 16 tuổi, Darwin thực tậpnghề y, làm phụ tá cho cha ông điều trị những người nghèo ở hạt Shropshire. Sauđó, ông theo học y khoa tại trường Đại học Edingburgh. Học một thời gian ôngcảm thấy chán nản, rồi bắt đầu bỏ bê học hành, nhưng ông lại tìm được một sởthích mới là đọc sách về các loài vật. Cha ông rất giận khi biết Charles bỏ bê họchành theo đuổi một thú vui mà cha ông cho là vô bổ đó. Theo lời của cha, ông chuyển từ Đại học Edingburgh đến Đại họcCambridge để học văn khoa, với kì vọng trở thành tu sĩ sau này. Năm 1828 ôngđến Cambridge, nhưng thay vì chú tâm theo học, ông lại chạy theo những thú vuimới như cưỡi ngựa và săn bắn. Ở đây ông quen với một nhà tự nhiên học rất nổitiếng đương thời là Giáo sư John Stevens Henslow. Đến kì thi năm 1831, Darwinđạt kết quả tốt, đứng hạn 10 trong số 178 sinh viên. Năm 1831, qua giới thiệu của Giáo sư Henslow, Charles Darwin được thamgia chuyến viễn du trên tàu Beagle. Chuyến du hành thám hiểm dự trù chỉ 2 năm,nhưng trong thực tế kéo dài đến 5 năm trời qua gần 65.000 km. Khi đến Brazil ôngkinh ngạc và thích thú trước sự đa dạng của rừng Amazon, nhưng rất ghét thái độcủa những tay thực dân đối với người nô lệ bản xứ. Có người cho rằng chính vìông ghét thái độ kì thị người bản xứ của người Âu châu đã nung nấu ý chí để ôngchứng minh rằng những người da trắng này có cùng nguồn gốc với người nô lệ địaphương. Trong một trang nhật kí nổi tiếng, ông viết rằng: “Theo tôi, chúng ta phảighi nhận rằng một người dù với những phẩm chất vương giả của mình … vẫnmang trên người cái dấu ấn không thể xóa bỏ của một cội nguồn cấp thấp.” Trong thời gian thám hiểm và tàu ghé qua nhiều địa điểm khác nhau, ôngquan sát hàng loạt hiện tượng và thu thập rất nhiều di vật. Nơi gây ấn tượng sâusắc nhất cho ông là quần đảo Galapagos (cách đất liền Nam Mĩ khoảng 500 km),vì ở đây ông tìm thấy những con rùa khổng lồ, thằn lằn to lớn, sư tử biển, cua,v.v… mà ông không thấy ở bên Âu châu. Điều đặc biệt thú vị là các sinh vật nàycũng có mặt ở một vài đảo chung quanh những với hình dạng khác chút ít. Ôngghi chú rất chi tiết, cẩn thận, phân biệt rõ cái nào là quan sát th ực tế, và cái nào làdo ông suy luận. Thỉnh thoảng ông gửi các hiện vật này về Đại học Cambridgecùng với nhật kí cho gia đình biết ông đang làm gì và ở đâu. Thời gian tham gia đoàn thám hiểm cũng chính là lúc ông nhận ra rằngnhững gì ông đọc trong Kinh Thánh không phù hợp với thực tế của thế giới tựnhiên, và ông thai nghén lí thuyết tiến hóa từ đó. Ngay từ lúc đó ông đã lí giảirằng hình thể đất đai ngày nay đã trải qua những quá trình thay đổi lớn; các sinhvật tồn tại và sẽ thay đổi hình dạng trong các thế hệ sau; và các sinh vật này khôngphải được một đấng tối cao nào sáng tạo ra một cách độc lập, mà chúng tiến hóa từcác sinh vật khác. Khi tàu Beagle về London vào ngày 2/10/1836, Darwin đã nổi tiếng tronggiới khoa học, vì trước đó một năm giáo sư Henslow hay sử dụng những hiện vậtcủa Darwin để thuyết giảng trong các hội nghị khoa học. Trong thời gian ởLondon, ông đọc cuốn sách nổi tiếng về dân số của Linh mục Thomas Malthus,mà trong đó ông lí giải rằng dân số sẽ được quân bình hóa do các yếu tố bệnh tật,hạn chế tài nguyên, và chiến tranh. Chịu ảnh hưởng cách lí giải đó, Darwin suyluận rằng một cơ chế tương tự cũng vận hành trong thế giới tự nhiên, và ông gọiđó là “natural selection” – chọn lọc tự nhiên.Lí thuyết tiến hóa Ngày 18/6/1858 khi Darwin viết gần phân nửa cuốn sách vế lí thuyết chọnlọc tự nhiên, ông được người bạn cũ là Alfred R. Wallaces gửi cho đọc luận văncũng cùng chủ đề, Darwin thấy sốc vì có người có cùng ý tưởng! Darwin dừngviết sách và lập tức đề nghị Wallaces cùng với ông soạn một bài báo công bốtrước. Ngày 1/7/1858, Hội Linnean ở London [1] trình bày một cách khiếm diệnbài báo khoa học 18 trang của Charles Darwin và Alfred Wallace về lí thuyết chọnlọc tự nhiên, nhưng sau này người ta chỉ nhớ đến Darwin, ít ai nhắc đến Wallace[2]. Thật ra, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
200 năm Darwin 200 năm Darwin Nguyễn Văn TuấnNgày 12/2/2009 là ngày kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin(12/2/1809 – 19/4/1882), một nhà khoa học có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sửkhoa học từ cổ chí kim. Trên thế giới có hơn 300 thành phố và địa phương tổchức ngày kỉ niệm Darwin và những di sản khoa học vô cùng to tát mà ông để lạicho đời. Để hiểu thêm về nhân vật xuất chúng này, tôi sẽ bàn qua vài nét chính vếhai công trình làm nên tên tuổi của ông và cũng gây ra nhiều tranh luận dai dẵngcho đến ngày hôm nay: đó là lí thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.Thân thếCharles Robert Darwin sinh ra tại làng Shrewsbury, hạt Shropshire (Anh) tron gmột gia đình trưởng giả gồm 6 anh chị em (ông là người thứ năm). Cha ông là bácsĩ Robert Darwin, và ông nội là Erasmus Darwin, cũng là một bác sĩ, triết gia, nhàthơ, và nhà tự nhiên học có tiếng. Năm 1825, tức mới 16 tuổi, Darwin thực tậpnghề y, làm phụ tá cho cha ông điều trị những người nghèo ở hạt Shropshire. Sauđó, ông theo học y khoa tại trường Đại học Edingburgh. Học một thời gian ôngcảm thấy chán nản, rồi bắt đầu bỏ bê học hành, nhưng ông lại tìm được một sởthích mới là đọc sách về các loài vật. Cha ông rất giận khi biết Charles bỏ bê họchành theo đuổi một thú vui mà cha ông cho là vô bổ đó. Theo lời của cha, ông chuyển từ Đại học Edingburgh đến Đại họcCambridge để học văn khoa, với kì vọng trở thành tu sĩ sau này. Năm 1828 ôngđến Cambridge, nhưng thay vì chú tâm theo học, ông lại chạy theo những thú vuimới như cưỡi ngựa và săn bắn. Ở đây ông quen với một nhà tự nhiên học rất nổitiếng đương thời là Giáo sư John Stevens Henslow. Đến kì thi năm 1831, Darwinđạt kết quả tốt, đứng hạn 10 trong số 178 sinh viên. Năm 1831, qua giới thiệu của Giáo sư Henslow, Charles Darwin được thamgia chuyến viễn du trên tàu Beagle. Chuyến du hành thám hiểm dự trù chỉ 2 năm,nhưng trong thực tế kéo dài đến 5 năm trời qua gần 65.000 km. Khi đến Brazil ôngkinh ngạc và thích thú trước sự đa dạng của rừng Amazon, nhưng rất ghét thái độcủa những tay thực dân đối với người nô lệ bản xứ. Có người cho rằng chính vìông ghét thái độ kì thị người bản xứ của người Âu châu đã nung nấu ý chí để ôngchứng minh rằng những người da trắng này có cùng nguồn gốc với người nô lệ địaphương. Trong một trang nhật kí nổi tiếng, ông viết rằng: “Theo tôi, chúng ta phảighi nhận rằng một người dù với những phẩm chất vương giả của mình … vẫnmang trên người cái dấu ấn không thể xóa bỏ của một cội nguồn cấp thấp.” Trong thời gian thám hiểm và tàu ghé qua nhiều địa điểm khác nhau, ôngquan sát hàng loạt hiện tượng và thu thập rất nhiều di vật. Nơi gây ấn tượng sâusắc nhất cho ông là quần đảo Galapagos (cách đất liền Nam Mĩ khoảng 500 km),vì ở đây ông tìm thấy những con rùa khổng lồ, thằn lằn to lớn, sư tử biển, cua,v.v… mà ông không thấy ở bên Âu châu. Điều đặc biệt thú vị là các sinh vật nàycũng có mặt ở một vài đảo chung quanh những với hình dạng khác chút ít. Ôngghi chú rất chi tiết, cẩn thận, phân biệt rõ cái nào là quan sát th ực tế, và cái nào làdo ông suy luận. Thỉnh thoảng ông gửi các hiện vật này về Đại học Cambridgecùng với nhật kí cho gia đình biết ông đang làm gì và ở đâu. Thời gian tham gia đoàn thám hiểm cũng chính là lúc ông nhận ra rằngnhững gì ông đọc trong Kinh Thánh không phù hợp với thực tế của thế giới tựnhiên, và ông thai nghén lí thuyết tiến hóa từ đó. Ngay từ lúc đó ông đã lí giảirằng hình thể đất đai ngày nay đã trải qua những quá trình thay đổi lớn; các sinhvật tồn tại và sẽ thay đổi hình dạng trong các thế hệ sau; và các sinh vật này khôngphải được một đấng tối cao nào sáng tạo ra một cách độc lập, mà chúng tiến hóa từcác sinh vật khác. Khi tàu Beagle về London vào ngày 2/10/1836, Darwin đã nổi tiếng tronggiới khoa học, vì trước đó một năm giáo sư Henslow hay sử dụng những hiện vậtcủa Darwin để thuyết giảng trong các hội nghị khoa học. Trong thời gian ởLondon, ông đọc cuốn sách nổi tiếng về dân số của Linh mục Thomas Malthus,mà trong đó ông lí giải rằng dân số sẽ được quân bình hóa do các yếu tố bệnh tật,hạn chế tài nguyên, và chiến tranh. Chịu ảnh hưởng cách lí giải đó, Darwin suyluận rằng một cơ chế tương tự cũng vận hành trong thế giới tự nhiên, và ông gọiđó là “natural selection” – chọn lọc tự nhiên.Lí thuyết tiến hóa Ngày 18/6/1858 khi Darwin viết gần phân nửa cuốn sách vế lí thuyết chọnlọc tự nhiên, ông được người bạn cũ là Alfred R. Wallaces gửi cho đọc luận văncũng cùng chủ đề, Darwin thấy sốc vì có người có cùng ý tưởng! Darwin dừngviết sách và lập tức đề nghị Wallaces cùng với ông soạn một bài báo công bốtrước. Ngày 1/7/1858, Hội Linnean ở London [1] trình bày một cách khiếm diệnbài báo khoa học 18 trang của Charles Darwin và Alfred Wallace về lí thuyết chọnlọc tự nhiên, nhưng sau này người ta chỉ nhớ đến Darwin, ít ai nhắc đến Wallace[2]. Thật ra, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thành Tựu của Darwin Nghiên cứu khoa học Thành tựu Khoa học Y học với cuộc sống Y học trong đời sốngTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1557 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 498 0 0 -
57 trang 343 0 0
-
33 trang 334 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 274 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 270 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
29 trang 231 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 218 0 0