Thông tin tài liệu:
Vấn đề căn bản trong marketing là tạo ra những chủng loại sản phẩm mới mà công ty của bạn là người đi đầu. Đây chính là nội dung của quy luật Tiên phong: Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi hơn. Việc trở thành công ty hoặc sản phẩm, dịch vụ đầu tiên đi vào tâm trí khách hàng sẽ dễ hơn so với việc thuyết phục khách hàng rằng bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn người đi trước.
Để minh họa Quy luật Tiên phong, bạn hãy trả lời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
22 quy luật Marketing [P1]
22 quy luật Marketing
[P1]
Vấn đề căn bản trong marketing là tạo ra
những chủng loại sản phẩm mới mà công
ty của bạn là người đi đầu. Đây chính là
nội dung của quy luật Tiên phong: Trở
thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở
thành người giỏi hơn.
Việc trở thành công ty hoặc sản phẩm,
dịch vụ đầu tiên đi vào tâm trí khách hàng
sẽ dễ hơn so với việc thuyết phục khách hàng rằng bạn cung cấp sản phẩm
hay dịch vụ tốt hơn người đi trước.
Đ ể minh họa Quy luật Tiên phong, bạn hãy trả lời hai câu hỏi sau:
1. Ai là người đầu tiên một m ình bay qua Đại Tây Dương? Bạn sẽ trả lời là
Charles Lindbergh(1), đúng không?
2. Ai là người tiếp theo một m ình bay qua Đại Tây Dương? Tôi tin là b ạn
không dễ tìm được câu trả lời.
Sau Charles Lindbergh, Bert Hinkler(1) là người thứ hai một mình bay qua
Đ ại Tây Dương. Bert là một phi công tài năng hơn Charles - ông bay nhanh
hơn, tiêu hao ít nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, liệu có mấy ai nhớ đến cái tên Bert
H inkler?
Câu chuyện về Lindbergh cho thấy ưu thế vượt trội rõ ràng của người đi đầu.
Dù vậy, nhiều công ty vẫn tiếp tục đi theo con đường như Bert Hinkler đã đi.
Họ kiên nhẫn chờ đến khi thị trường đ ã định hình và phát triển rồi mới nhảy
vào với một sản phẩm tốt hơn, thường là gắn liền với tên công ty. Trong môi
trường cạnh tranh ngày nay, một sản phẩm ra đời với tinh thần 'tôi cũng có',
'tôi cũng thế' như vậy, lại được gắn với cái tên vốn được công ty đặt cho
dòng sản phẩm chính của họ, sẽ có rất ít hy vọng trở thành một thương hiệu
lớn, sinh lời.
Thương hiệu đi đầu trong bất cứ ngành hàng nào gần như luôn luôn là thương
hiệu đầu tiên được khách hàng nhớ đến. Thương hiệu Hertz trong lĩnh vực
dịch vụ cho thuê xe, thương hiệu IBM trong lĩnh vực máy tính và thương hiệu
Coca-Cola trong lĩnh vực giải khát.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Heineken là thương hiệu bia nhập khẩu đầu
tiên ghi danh trên đất Mỹ. Bốn thập niên sau, nếu bạn hỏi bất kỳ ai rằng loại
bia nhập khẩu nào là ngon nhất? Câu trả lời luôn là: Heineken. Có tới 425 loại
bia nhập khẩu được bán trên thị trường Mỹ. Chắc chắn trong số đó có loại bia
uống ngon hơn Heineken, nhưng điều đó không thành vấn đề. Ngày nay,
H eineken vẫn là một trong những thương hiệu bia nhập khẩu hàng đầu của
Mỹ và là công ty sản xuất bia lớn thứ 4 trên toàn thế giới, sau InBev,
SABMiller và Anheuser-Busch.
Loại bia nhẹ nội địa(1) đầu tiên là Miller Lite. Vậy loại bia nhẹ nào bán chạy
nhất và có hương vị ngon nhất ở Mỹ ngày nay? Đó chính là loại bia đầu tiên
được khách hàng ghi vào tâm trí.
Tuy nhiên, công bằng mà nói không phải mọi sản phẩm hay dịch vụ xuất hiện
đầu tiên đều sẽ thành công. Xuất hiện đầu tiên nhưng phải đúng thời điểm. Có
nhiều thương hiệu tuy ra đời đầu tiên nhưng khi đã quá muộn. Ví dụ, tờ USA
Today là tờ báo quốc gia đầu tiên, nhưng tờ báo đã không thu được thành
công như mong đ ợi. USA Today đ ã lỗ gần 800 triệu đô la và kể từ khi ra đời,
chưa có năm nào tờ báo thu được lợi nhuận. Trong thời đại truyền hình và
truyền thông hiện đại như ngày nay, sự xuất hiện của một tờ báo là quá muộn.
Một số ý tưởng tiên phong khác thì lại quá kém nên chẳng đi đến đâu cả.
Frosty Paws, loại kem đầu tiên dành cho... chó, là một trong những ý tưởng
loại này. Các chú chó thích ăn Frosty Paws thật, nhưng người chủ của chúng
mới là người bỏ tiền mua thức ăn, và chẳng có người chủ nào nghĩ rằng chó
của họ phải cần đến một loại kem riêng.
Q uy luật Tiên phong có thể áp dụng cho mọi sản phẩm, thương hiệu, ngành
hàng. Giả sử bạn không biết trường đại học nào ra đời đầu tiên ở Mỹ, bạn có
thể phỏng đoán bằng cách thay cụm từ 'ra đời đầu tiên' bằng cụm từ 'hàng
đầu'. Vậy tên của trường đại học hàng đ ầu nước Mỹ là gì? H ầu như ai cũng
sẽ nói đó là Harvard. Và quả thật Harvard là trường đại học đầu tiên của Mỹ.
(Tiếp theo là trường nào nhỉ? Đó là trường William & Mary, nhưng ngôi
trường này chắc cũng chỉ nổi tiếng hơn Bert Hinkler một chút mà thôi!)
Q uy luật Tiên phong cũng áp dụng cho các tờ tạp chí. Đó là lý do tại sao mà
Time lại đi trước Newsweek, People nhanh chân hơn Us, và Playboy vượt trội
Penthouse. Hãy lấy TV Guide làm ví dụ điển hình. Vào những năm đầu thập
niên 50, công ty xuất bản Curtis - lúc đó còn vững mạnh - đã nỗ lực tung ra
thị trường một tờ tạp chí đăng tải lịch phát sóng truyền hình nhằm cạnh tranh
với chú chim non TV Guide. Mặc dù TV Guide khởi đầu hết sức khiêm tốn,
và dù cho công ty Curtis lúc đó cực kỳ mạnh, nhưng ấn phẩm của Curtis đã
chẳng bao giờ phát triển được. Tờ TV Guide do nhanh chân hơn nên đã thắng
thế trên thị trường.
Q uy luật Tiên phong có thể áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng công nghệ
cao. Jeep là thương hiệu đầu tiên trong dòng xe vượt địa hình, truyền động
bốn bánh. Acura là thương hiệu tiên phong trong dòng xe Nhật sang trọng.
IBM đi đầu trong dòng máy tính trung tâm (mainframe computer). Sun
Microsystems nhanh chân nhất trong các thương hiệu máy trạm làm việc
(workstation). Xe tải nhẹ đầu tiên là do hãng Chrysler tung ra thị trường.
H ewlett-Packard (HP) là công ty đ ầu tiên tung ra thị trường chiếc máy in
lazer để b àn. Gillette là loại dao cạo râu an toàn có mặt đầu tiên trên thị
trường. Tide là thương hiệu bột giặt đầu tiên. Hayes là chiếc modem máy tính
đầu tiên. Và tất cả đều là những thương hiệu hàng đ ầu. Như vậy, chắc chắn
bạn đã biết được đâu là bản chất thực sự của marketing: sản xuất ra những sản
phẩm tốt hơn, hay trở thành người đầu tiên bước chân vào thị trường?
Một lý do khiến thương hiệu ra đời sớm nhất có xu hướng duy trì vị trí lãnh
đạo là vì tên thương hiệu đ ã trở nên phổ biến. Tên của Xerox - máy
photocopy đầu ti ...