PHầN HAI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI TỪNG PHẦN THÂN THỂI. ĐẦU 1. Thóp. Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thóp sẽ cứng lại ở khoảng từ 8 tới 18 tháng tuổi: các xương sọ lúc đó sẽ liền lại. Nếu cháu bé đã ngoài 2 tuổi mà thóp vẫn còn mềm, bà mẹ cần nói cho bác sĩ biết. Ngược lại nếu mới trong 1, 2 tháng đầu mà cháu bé đã không còn thóp nữa, thì đấy cũng là điều bất thường, có ảnh hưởng không hay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
238 lời giải về bệnh tật trẻ em - PHầN HAI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI TỪNG PHẦN THÂN THỂI PHầN HAI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI TỪNG PHẦN THÂN THỂI. ĐẦU1. Thóp.Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thóp sẽ cứnglại ở khoảng từ 8 tới 18 tháng tuổi: các xương sọ lúc đó sẽ liền lại. Nếu cháu bé đãngoài 2 tuổi mà thóp vẫn còn mềm, bà mẹ cần nói cho bác sĩ biết. Ngược lại nếumới trong 1, 2 tháng đầu mà cháu bé đã không còn thóp nữa, thì đấy cũng là điềubất thường, có ảnh hưởng không hay tới sự phát triển của đứa bé.Các bà mẹ thường thấy thóp cǎng ra khi cháu bé khóc: đó là việc bình thường. Cảhiện tượng nhìn thấy và sờ thấy thóp phập phồng cũng vậy.Thóp lúc nào cũng phải dẹt và đàn hồi. Nếu thóp bị phồng cǎng lên thì là hiệntượng bất thường: Bé có thể bị bệnh ở màng óc. Nếu thóp hõm xuống là biểu hiệncơ thể bé thiếu nước.Nếu vì một tai nạn nào đó mà thóp bị va mạnh hoặc tổn thương, phải đưa bé vàobệnh viện ngay.2. Vẩy trên đầu.Nếu đầu cháu có những vẩy nhỏ, phải bôi va-dơ-lin lên mỗi chiều rồi hôm sau gộiđầu cho cháu bằng loại xà bông nhẹ (shampoing). Nếu không khỏi, cần hỏi cácbác sĩ da liễu.3. Bệnh viêm màng não.Ngày nay, bệnh viêm màng não là một bệnh đáng ngại, tuy rằng việc chẩn đoán vàphát hiện bệnh có nhiều điều kiện để thực hiện được nhanh hơn trước.Một triệu chứng rõ nhất ở trẻ sơ sinh là khi các cháu bị bệnh viêm màng não thìthóp bị cǎng và phồng lên: cần phải đưa cháu đi bệnh viện hoặc tới bác sĩ ngay.Những triệu chứng ở các cháu lớn là nôn ói nhiều, phọt ra thành tia, sốt, đau đầuvà đặc biệt là hiện tượng bị cứng gáy không thể gập cổ lại, để cằm đụng đượcngực như ngày thường giống với mọi người. ở bệnh viện, người ta thường phải lấynước tủy để xét nghiệm xem cháu bị bệnh do vi trùng hoặc vi rút.BệNH VIÊM MàNG NãO DO VI TRùNG - Làm cho nước tủy của cháu bé bịbệnh có mủ. Cháu bé càng nhỏ thì bệnh càng nguy hiểm. Một số vi trùng có thể lànguyên nhân của bệnh này như vi trùng bệnh phổi (phế cầu trùng), liên cầu trùng,hoặc hémophilus (xem mục 210: hémophilus là gì?). Bệnh này có thể xuất hiệnthành dịch. Trong thời gian có dịch, người ta có thể lấy chất mẫu ở họng những trẻnghi bị bệnh để xét nghiệm và phát hiện những trẻ có mang vi trùng. Đối vớinhững người có tiếp xúc với người bệnh và các trẻ bị bệnh, bác sĩ thường chouống thuốc kháng sinh hoặc thuốc sulfamide trong 5 ngày liền để trị hoặc phòngbệnh.Hiện nay, đã có thuốc tiêm phòng vi trùng hémophilus, nhưng chưa có thuốcphòng bệnh hữu hiệu đối với màng não cầu.BệNH VIÊM MàNG NãO DO VI RúT - Chất lỏng lấy ra từ cột sống các cháu bịbệnh này do vi rút thường trong vắt, không có mủ và vi trùng. Những triệu chứngcủa bệnh cũng giống như trên, nhưng nhẹ hơn. Không cần thuốc kháng sinh bệnhcũng tự khỏi trong vài ngày, người ta phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm khángthể trong máu. Bệnh có thể do cháu bị quai bị hay nhiễm một số vi rút khác.BệNH VIÊM MàNG NãO DO LAO - Hiện nay hiếm thấy vì các cháu đã đượctiêm BCG phòng lao từ nhỏ.4. Bé rụng tóc hoặc không có tóc.Nhiều bà mẹ lo ngại con mình bị hói vì quãng đầu Bé đè lên gối khi nằm, khôngcó tóc. Thật ra, hiện tượng này là bình thường, chỉ do vì ma sát mà thôi. Lẽ dĩnhiên, có nhiều đứa trẻ khác cũng nằm như thế mà vẫn có tóc. Nhưng, tóc Bé cóthể mảnh mai hơn, dễ rụng hơn và cháu hay nằm lâu ở một tư thế hơn là các Békhác, đặc biệt là nằm ngửa.Nếu cháu đã lớn nhưng vẫn rụng tóc thì rõ ràng là có vấn đề cần chú ý: có thể cháubé có thói quen giật tóc hoặc soắn tóc mình. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh sốtthương hàn cũng bị rụng tóc. Một số dược phẩm, thuốc uống cũng có tác dụng nhưvậy.Một số ít các cháu có những mảng da trống không có tóc trên đầu do bị nấm tóc,cần phải chữa trị ngay vì bệnh này có thể kéo dài và lây.Một số trẻ từ 2 tuổi trở lên bị rụng tóc từng mảng lại do những nguyên nhân tám lý.Nói chung, khi xác định một đứa trẻ có chứng rụng tóc, cần phải đưa cháu tới bácsĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị .5. Chấy.Một cháu bé sạch sẽ vẫn có thể lây chấy của các cháu khác, các cháu có chấy haygãi đầu vì bị ngứa. Nhìn kỹ vào tóc của các cháu, bạn sẽ thấy các trứng chấy nhỏ,tròn, mầu xám bám vào tóc.Hãy gội đầu hàng ngày cho cháu bằng các chất thuốc chống chấy bán ở hiệu thuốctrong 5 ngày liền. Hãy dùng xà phòng gội kỹ lại, chải tóc bằng lược bí (có rǎnglược khít).Nhúng lược vào dấm nóng để chải rồi lấy khǎn sạch trùm lên tóc các cháu một hồilâu.Thay và giặt áo gối, khǎn trải giường và quần áo mỗi ngày cho các cháu!6. Mắt.Những vấn đề về mắt đã được đề cập trong những mục: đau mắt đỏ, chắp, lác v.v...Nếu đau mắt vì bị chấn thương cần phải tới ngay bác sĩ chuyên khoa mắt để khámmắt. Tất cả các hiện tượng bất thường ở mắt nói chung; ở giác mạc, thủy tinh thể,con ngươi nói riêng, đều ảnh hưởng tới thị giác và có thể làm khả nǎng nhìn củacháu bé kém đi.PHáT HIệN MắT KéM - Cũng như việc nghe kém, ...