Giới thiệu chung : bất cứ chiếc máy ảnh DSLR nào cũng đều có 4 chế độ cơ bản tối thiếu là M,A,S,P ngoài ra đới với các dòng Entry Level, thì nhà sản xuất còn thêm vào 1 số chế độ có tự động cấu hình sẵn như : chân dung, phong cảnh, chụp đêm,........... Nikon, Canon, Sony
tuy nhiên trong bài này chúng ta chỉ quan tâm 4 chế độ sẵn có và cách dùng tối ưu của 4 chế độ này. 2. A,S,P thế nào cho đúng : A - Aperture : ưu tiên khẩu, chế độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
24 giờ tìm hiểu Strobist và ánh sáng tự nhiên
24 giờ tìm hiểu Strobist và ánh sáng tự
nhiên
Phần 1 : các chế độ có sẵn
1. Giới thiệu chung : bất cứ chiếc máy ảnh DSLR nào cũng đều có 4 chế độ
cơ bản tối thiếu là M,A,S,P
ngoài ra đới với các dòng Entry Level, thì nhà sản xuất còn thêm vào 1 số
chế độ có tự động cấu hình sẵn như : chân dung, phong cảnh, chụp
đêm,...........
Nikon
Canon
Sony
tuy nhiên trong bài này chúng ta chỉ quan tâm 4 chế độ sẵn có và cách dùng
tối ưu của 4 chế độ này.
2. A,S,P thế nào cho đúng :
A - Aperture : ưu tiên khẩu, chế độ này theo mặc định người sử
dụng sẽ chỉ được toàn quyền chỉnh khẩu độ, tức là bạn sẽ xoay bánh
xa điều khiển để cài đặt khẩu độ trên máy ảnh, máy ảnh sẽ tự động đo
sáng dựa theo bạn cài đặt chế độ đo sáng nào (điểm, vùng, toàn cảnh)
để tính toán và cho ra thông số tốc độ chụp thích hợp, để ảnh sẽ nhìn
đúng sáng.
Phạm vi mục đích sử dụng : chế độ này thường được hiểu như là 1
cách kiểm soát hậu cảnh (Background) và Độ sâu trường ảnh (DOF),
và điểm chết của chế độ này là ko thể khép khẩu quá sâu ở nơi quá tối
hoặc mở khẩu to với Iso cao trong điều kiện nhiều ánh sáng, vì khi đó
nó sẽ vượt qua tốc độ chụp cho phép của body, không thể tính toán để
cho ảnh đúng sáng dc
S -Speed (Tv trên Canon) : chế độ này theo mặc định người sử
dụng sẽ chỉ được toàn quyền chỉnh tốc độ, tức là bạn sẽ xoay bánh xa
điều khiển để cài đặt tốc độ trên máy ảnh, máy ảnh sẽ tự động đo sáng
dựa theo bạn cài đặt chế độ đo sáng nào (điểm, vùng, toàn cảnh) để
tính toán và cho ra thông số khẩu độ chụp thích hợp, để ảnh sẽ nhìn
đúng sáng.
Phạm Vi mục đích sử dụng : để kiểm soát những hiệu ứng liên quan
đến tốc độ chụp trong khung hình, ví dụ như chụp các sự kiện thể thao
cần bắt dính, hay bắt nhòe hình, thì tốc độ chụp là thứ quyết định chủ
yếu, và điểm chết của chế độ này là phụ thuộc vào ống kiếng bạn sử
dụng, đôi lúc tốc độ bạn set sẽ vượt quá giới hạn khấu cho phép của
ống kiếng thì cũng cho ra những bức ảnh sai sáng, lúc này hãy để ý
Iso.
chú ý : nói 1 cách nôm na vui vẻ thì chế độ A là chỉnh thông số của
ống, còn chế độ S là chỉnh thông số của màn trập.
P - Programe :chụp linh hoạt, chế độ này có thể coi là 1 chế độ gần
gần với tự động, khi ta đặt máy lên, máy sẽ tự động đo sáng và tự đề
xuất khẩu độ và tốc độ chụp, và ở chế độ này ta sẽ dc quyền chỉnh
cùng lúc cả Khẩu độ lẫn tốc độ, và khi ta chỉnh thông số này thì thông
số kia tự tính lại để có ảnh đúng sáng
Chụp ở chế độ này sẽ đảm bảo không vượt biên các giới hạn của
ống kiếng hay thân máy, tuy nhiên chế độ này có 1 nhược điểm là
thông số luôn thay đổi, nếu ta ko để ý thì rất dễ có những bức ảnh
trớt quớt.
3. M- Manual :chỉnh tay hoàn toàn
đến 1 lúc nào đó, khi bạn thích có những bức ảnh đảm bảo sự đồng
nhất về về thông số, và yên tâm rằng nếu ảnh không đạt tiêu chuẩn thì
đó là tại mình chứ không muốn đỗ lỗi cho máy nữa chế đô M-Manual
đang đón chờ bạn.
theo mặc định chế độ M tức là bạn tự can thiệp vào thông số Khẩu
độ và tốc độ, máy sẽ không dám đề xuất bất kì thông số nào hết, tuy
nhiên nó cũng tùy vào chế độ đo sang mà bạn đang cài đặt là gì mà
cũng sẽ thông báo cho chủ máy biết là, với tốc độ và khẩu độ hiện tại
thì bức ảnh đó sẽ dư sáng, đúng sáng hay thiếu sáng để chúng ta biết
mà chỉnh.
nếu bạn có ý định chụp Hi Key, Low Key thì chế độ này sẽ cho độ
chính xác cao hơn, hơn thế nữa chụp ở chế độ này sẽ giúp bạn tránh
được những bức ảnh cháy sáng, hoặc thiếu sáng do máy và người
hiểu lầm nhau
1 chú ý duy nhất khi chụp ở chế độ này là : hay để ý liên tục đến
chế độ đo sáng và vạch đo sáng trên máy, để cân chỉnh thông số lại
khi ánh sáng thay đổi (góc máy thay đổi cũng làm ánh sáng thay đổi)
vậy là phần 1 đã hoàn tất 1 cách dễ dàng, việc bây giờ của các bạn là rút máy
ra chụp thử ngay các chế độ này, để nắm sơ về nó để chuẩn bị cho phần sau
thú vị hơn
Phần 2: Đo sáng trên máy ảnh - Dùng thế nào để có hiệu quả
Chỉ định : đã biết trước định nghĩa các chế độ A,S,P,M, Auto
Đo sáng trên máy ảnh nó là gì : trước tìm hiểu về cách đo sáng
chúng cũng nên liếc qua 1 chút cái máy ảnh để biết nó là cái gì, và ở
đâu trên cái máy ảnh
Đầu tiên là các chế độ đo sáng mà máy ảnh cung cấp cho
bạn bao gồm:
i.Spot Metering - đo sáng điểm lấy nét: nếu bạn lấy nét vào đâu thì nó sẽ
đo sáng tại đó
ii.Matrix Metering (nikon) - đo sáng toàn bộ khuôn hình: nó sẽ cộng
trung bình ánh sáng của cả khuôn hình vào rồi tính ra 1 cách trung bình nhất
ánh sáng của khuôn hình nhưng vẫn có chút ưu tiên tại điểm lấy nét.
iii.Center – Weighted - đo sáng giữa khuôn hình: khá giống như lấy nét
vùng nhưng nó chỉ lấy nét quanh vùng trung tâm (cho các máy cấu hình thấp
để tiết kiệm ch ...