Danh mục

3 Đề thi lập đội tuyển dự thi Quốc gia lớp 12 (2013 - 2014) tỉnh Đăk Lăk (Kèm Đ.án)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3 Đề thi lập đội tuyển dự thi Quốc gia lớp 12 năm 2013 - 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk dành cho học sinh giỏi Sử, Ngữ văn và Tiếng Pháp, tư liệu này sẽ giúp các em phát huy tư duy, năng khiếu về môn Sử, Ngữ văn và Tiếng Pháp trước kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các cùng bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
3 Đề thi lập đội tuyển dự thi Quốc gia lớp 12 (2013 - 2014) tỉnh Đăk Lăk (Kèm Đ.án)SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 12 (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề)Câu 1: (2,5 điểm) Những sự kiện lịch sử nào dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” ra đời giữa phe tưbản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?Câu 2: (2,5điểm) Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai,yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam là gì? Bằng thực tiễn lịch sử, em hãy làmsáng tỏ luận điểm đó.Câu 3: (3,0điểm) Nêu chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương qua Văn kiện Hội nghịBan chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 và Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hànhđộng của chúng ta” (12/3/1945).Câu 4: (3,0điểm) Trình bày việc thành lập các tổ chức vũ trang cách mạng nước ta từ năm 1940-1945. Những đóng góp quân sự của ông Võ Nguyên Giáp ở giai đoạn này như thế nào?Câu 5: (3,0điểm) Quá trình hòa hoãn, đi đến đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước được Chính phủta tiến hành như thế nào từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946?Câu 6: (3,0điểm) Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm tác chiến của ta là “đánh chắc, tiếnchắc”. Còn trong Đại thắng xuân 1975, đặc biệt Chiến dịch Hồ Chí Minh lại là “Đánhnhanh, thắng nhanh”. 1/ Em hãy giải thích vì sao có sự khác nhau về phương châm tác chiến đó? 2/ Việc thực hiện tác chiến ở 2 chiến dịch đó diễn ra như thế nào?Câu 7: (3,0điểm) Trình bày những nguyên nhân chung dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thếkỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là gì? -------------- HẾT --------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm.Họ và tên thí sinh……………………............…………… Số báo danh………....SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 12Câu 1 Những sự kiện dẫn tới sự ra đời của “Chiến tranh lạnh”- (2,5điểm) - Trước hết, đó là sự đối lập giữa 2 cường quốc về mục tiêu và chiến lược. Liên Xôchủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hộivà đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mỹ ra sức chống Liên Xô, đẩy lùiphong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. (0,75điểm). - Hai là, sự ra đời của “Kế hoạch Mác san” (6/1947). Mỹ viện trợ các nước Tây Âu17 tỷ USD để phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời đưa các nước này vào liên minhquân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự đối lập kinh tế và chínhtrị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu. (0,75điểm) - Ba là, Mỹ lập ra tổ chức “Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO), tháng 4/1949,nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Liên Xô cũng lập ra tổ chức“Hiệp ước Vác sa va” (tháng 5/1955), để phòng thủ. (0,75điểm). - Những sự kiện trên đánh dấu sự xác lập trật tự 2 cực, 2 phe. “Chiến tranh lạnh” đãbao trùm cả thế giới. (0,25điểm).Câu 2 Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, dưới ách thống trị của thực dân Pháp và taysai yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam .....(2,5 điểm) Yêu cầu số một... Yêu cầu số một của nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và taysai đó là độc lập dân tộc. (0,5 điểm) Sáng tỏ luận điểm.... (2,0 điểm) - Dưới chế độ phong kiến, nông dân mâu thuẫn sâu sắc với quan lại địa chủ, nhưngkhi thực dân Pháp xâm lược họ đã tạm gác mối thù giai cấp, đứng dưới ngọn cờ phong kiếnđể giành lại độc lập dân tộc. Họ đã tích cực tham gia phong trào chống Pháp xâm lược. (0,5điểm) - Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị thì giai cấp nông dân là nạn nhân của tất cả cácchính sách khai thác thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc và tay sai pháttriển gay gắt. Họ không chỉ bị bóc lột về kinh tế mà còn bị nô dịch về chính trị; phải chịu nỗinhục của người dân mất nước. Chính vì vậy, yêu cầu hàng đầu của họ là chống đế quốc vàtay sai, giành độc lập dân tộc. (0,5 điểm) - Tất cả các cuộc khởi nghĩa diễn ra cuối thế kỉ XIX (ngọn cờ phong kiến) đã lôi cuốnđông đảo nhân dân tham gia. Đầu thế kỉ XX, trong các cuộc vận động yêu nước theo hệ tưtưởng tư sản cũng lôi cuốn đông đảo giai cấp nông dân tham gia. (0,5 điểm) - Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong tất cả các phong trào đấu tranh 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất. Từ năm1936, Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nông dân vẫn hăng hái đứnglên theo Đảng làm cách mạng; làm nên cuộc cách ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: