Trong nền tân nhạc Việt nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài cát, mang một phong cách rất riêng. Người ta thường cho rằng không có gì trong cuộc đời là vĩnh cữu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
30 Lời Tâm Sự - Ngô Thụy Miên
30 Lời Tâm Sự - Ngô Thụy Miên
Trong nền tân nhạc Việt nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên
là một nét đẹp đài cát, mang một phong cách rất riêng. Người ta thường
cho rằng không có gì trong cuộc đời là vĩnh cữu. Nhưng Ngô Thụy Miên đã
đóng góp cho âm nhạc Việt nam những bản tình ca mà tôi tin rằng sẽ bất
tử.
Tôi đã hân hạnh được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cho phép làm một bài phỏng
vấn sau đây. Hy vọng rằng qua bài phỏng vấn này, chúng ta sẽ cảm thấy
gần gũi hơn với tác giả của những bài tình ca tuyệt vời.
Hoàng Vi Kha
1. Trong các chủ đề sáng tác, thông thường là: Tình Yêu (đôi lứa), Thân
Phận, và Quê Hương, phần lớn các nhạc sĩ đều viết cho cả ba chủ đề này,
riêng chú, tất cả cho tình yêu (đôi lứa), vì hễ nói đến nhạc của chú, là nghĩ
ngay đến “tình ca”, vậy chú có thể cho biết tại sao chú lại chỉ chọn một chủ
đề mà thôi?
Từ bao nhiêu năm nay tôi chỉ viết tình ca vì thấy thích hợp với con người,
với cá tính của mình, và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một đề tài muôn
thưở cho người nghệ sĩ sáng tác. Các chủ đề Tình Yêu, Thân Phận, và Quê
Hương đã được khai triển rộng rãi trong nhiều thập niên vừa qua với bao
nhiêu tác giả và tác phẩm. Được biết đến như một người viết tình ca (đôi
lứa) cũng đã là quá đủ cho tôi rồi.
2. Chú viết rất nhiều cho tình yêu. Vậy theo chú, định nghĩa của chú về
tình yêu ra sao?
Cho, Chấp Nhận, và Tha Thứ.
Cho người, Chấp Nhận tình, và Tha Thứ cho mình, như một lần tôi đã
nói: Tình ơi! Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em.
3. Trải theo thời gian, cái nhìn (hay quan niệm) về tình yêu của một người
sẽ có ít nhiều thay đổi, vậy ở chú thì sao? Có hay không sự đổi thay quan
niệm về tình yêu từ những tình khúc đầu tay của chú và những tình khúc
mới nhất? Sự thay đổi (nếu có) là nguyên do nào và thay đổi ra sao?
Dĩ nhiên, tình yêu cũng như đời sống, đều luôn biến đổi theo thời gian, và
không gian. Lấy 1975 làm dấu mốc quan trọng trong tình ca Ngô Thụy
Miên. Trước Em Còn Nhớ Mùa Xuân là một thời của tuổi trẻ, mộng mơ, lãng
mạn. Sau Em Còn Nhớ Mùa Xuân là hạnh phúc, khổ đau, là những mất
mát, hiện thực của đời sống. Ở tuổi 20, tình yêu nồng nàn, say đắm, miệt
mài… và khi cuộc tình đã chết thì là nỗi buồn đau, xót xa nhẹ nhàng của
Bản Tình Cuối, là tiếc nuối chất ngất của Niệm Khúc Cuối. Tuổi 30, tình yêu
thổi qua đời như cơn gió lạ đầu mùa, là bát ngát mộng mơ, rồi bỗng thành
chia lìa, tan tác. Đó là thời kỳ của Em Còn Nhớ Mùa Xuân, của Dốc Mơ. Còn
ở tuổi 40, tình sâu lắng cùng những tiếc nhớ khôn nguôi của một thời đã
qua với Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng, Riêng Một Góc Trời. Tuổi 50, nhìn lại
mình, những sợi tóc xanh xưa đã bỏ đi như những kỷ niệm cũ, nhưng trái
tim hồng ngày nào vẫn rung động cùng Mưa Trên Cuộc Tình Tôi, Nỗi Đau
Muộn Màng...
4. Tình yêu đi liền với tính lãng mạn. Trong giòng nhạc của chú, bàng bạc
vẻ trữ tình, lãng mạn. Nhưng tính lãng mạn của Ngô Thụy Miên khác với
những nghệ sĩ khác. Chú có thể nào nói về sự lãng mạn đó?
Tính lãng mạn trong giòng nhạc Ngô Thụy Miên? Có thể nói từ những ngày
còn trẻ, tôi đã nghe và yêu thích những giòng nhạc tình tự, trong sáng của
các tác giả thời tiền chiến, và cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nhạc cổ
điển tây phương, nhất là nhạc classique của thế kỷ 19, mà tôi đã theo học
tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn trong thập niên 60. Cho nên có lẽ vì
thế mà sự lãng mạn trong giòng nhạc NTM có một chút trang nghiêm cổ
kính, và pha một chút “thơ” của những Lamartine, Chopin, George Sand…
cùng Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn…
5. Thông thường, ở tuổi mới lớn, đó là tuổi của hoa mộng, ngọt ngào men
say của những rung động trinh nguyên, ban đầu và vì vậy, đó cũng là tuổi
mà đưa đến sự xuất hiện của hầu hết những văn sĩ, thi sĩ, hay nhạc sĩ. Với
chú điều này đúng không? Và tại sao chú lại chọn âm nhạc m à không chọn
thơ, hay văn?
Đúng đấy chứ, tôi hoàn tất tình khúc đầu tiên Chiều Nay Không Có Em năm
17 tuổi. Tuổi trẻ tôi cũng viết văn, làm thơ…nhưng chỉ được biết đến trong
giới bạn bè thân cận. Còn âm nhạc, thì nhờ được học hành trường lớp đàng
hoàng về nhạc lý, nhạc sử, hòa âm, vĩ cầm…và còn chơi đàn trong ban
nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng, nên phương tiện sáng tác, cũng như phổ biến
có phần dễ dàng hơn.
6. Khi viết một tình ca, thông thường cảm xúc dẫn dắt chú đến điều nào
trước: giai điệu hay ngôn ngữ (ca từ)?
Tiết tấu và ca từ, cả 2 điều này đều rất quan trọng trong việc sáng tác một
tình khúc. Như VK đã nói, tôi thường để cảm xúc tự nhiên dẫn dắt trong
việc sáng tác, không gò bó theo một khuôn khổ, qui luật nhất định nào.
Tuy nhiên nhìn lại quá trình sáng tác thì có thể thấy ngoài những ca khúc
phổ thơ, và 4 bài tôi đã hoàn tất giai điệu trước (Mắt Biếc, Từ Giọng Hát
Em, Dốc Mơ, Miên Khúc), phần còn lại là kết hợp của cả hai, ý nhạc và lời
ca.
7. Hầu hết các tình ca đầu tay của chú đều được diễn đạt qua thể điệu
chậm, thướt tha của Boston, chú có chủ đích chọn thể điệu này như một
hướng sáng tác riêng? (cũng như hễ nói đến thơ lục bát thì nghĩ ngay đến
Nguyễn Du hoặ ...