Danh mục

30 nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 53.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử của ta có hiện tượng các phương thức sản xuất không đầy đủ, khôngthay thế nhau bằng cách cái sau phủ định cái trước. Những tàn dư của xã hội nguyênthủy (như ruộng công làng xã), của một chế độ nô lệ không điển hình (như nô tì côngvà tư), của một chế độ phong kiến phân tán chưa thành hình (như các hào trưởng, hàocường), một chế độ phong kiến tập trung quá sớm nhưng không trọn vẹn vì thiếu kinhtế đô thị, tồn tại song song, đan chéo vào nhau như một dạng trầm tích....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
30 nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam30 nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam.1. Trong lịch sử của ta có hiện tượng các phương thức sản xuất không đầy đủ, khôngthay thế nhau bằng cách cái sau phủ định cái trước. Những tàn dư của xã hội nguyênthủy (như ruộng công làng xã), của một chế độ nô lệ không điển hình (như nô tì côngvà tư), của một chế độ phong kiến phân tán chưa thành hình (như các hào trưởng, hàocường), một chế độ phong kiến tập trung quá sớm nhưng không trọn vẹn vì thiếu kinhtế đô thị, tồn tại song song, đan chéo vào nhau như một dạng trầm tích. Cho nên trongtư tưởng cũng có dạng trầm tích như vậy. Nhưng nước ta lại sớm thống nhất, thốngnhất dưới hình thức quận huyện của chính quyền đô hộ rồi thống nhất thành quốc giađộc lập tạo ra điều kiện để dân tộc hình thành sớm. Cho nên ý thức hệ cũng có dạngthống nhất. Sự thống nhất ở đây được thực hiện đơn giản bằng cách kết hợp tưtưởng bản địa với tư tưởng Tam giáo, Âm dương, Ngũ hành và các yếu tố khác.2. Tôi cho rằng Nho giáo là xương sống của khối liên kết đó. Rõ ràng là trong cái toànthể mà ta hình dung thì Nho giáo là một phần trong nhiều phần, thế nhưng nó là bộphận then chốt, quy định sự chọn lọc, sự sắp xếp vì nó là học thuyết thống trị, và hơnthế, nó thích hợp với cơ chế chính trị - kinh tế - xã hội.3. Các vị anh quân và cả những nhà yêu nước lớn như Nguyễn Trãi chăm lo, phát triểnNho giáo học, xây dựng Tư văn, tổ chức học hành thi cử, lo biên soạn quốc sử,khuyến khích văn học... đều theo lời khuyên của thánh hiền, đều theo trị đạo của Nhogiáo.4. Ta thường hiểu Nho giáo đơn giản, phiến diện, sách vở, coi nó chỉ là ngoại lai, theoquân xâm lược phương Bắc vào, phục vụ cho chế độ phong kiến... dường như nó làcông cụ xâm lược, là chỉ có sức hấp dẫn những giai cấp thống trị cũ mà không thấyNho giáo rất thích hợp với cuộc sống hẹp, tự nhiên, đóng kín gia đình, họ hàng làng xã,rất thích hợp với nông thôn, với nền sản xuất của hộ tiểu nông. Một cuộc sống cótrên, có dưới, có tình anh em bà con, láng giềng, cô bác kiểu gia đình êm ấm từ trongnhà cho ra đến làng, đến nước ; một cuộc sống thái bình ổn định, an cư lạc nghiệpvốn rất hợp với lòng mong mỏi của nông dân...5. Xã hội bình trị được đạt đến bằng lễ. Một thứ hoà mục làm mọi người vui vẻ, mộttình cảm êm đềm đằm thắm làm cảm hoá cả thiên nhiên đến hết cả thiên tai hạn hán,làm xúc động tình cảm, đi vào âm nhạc thành tiếng hoà vui của câu ca, tiếng hát, đi vàonghi lễ thành cái khoan hoà tiết tấu của hành vi cử chỉ.6. Ðạo đức Nho giáo là đạo đức của con người hình dung mình sống trong gia đình, giatộc, làng xóm, nước, thiên hạ, trời đất, một thế giới gồm những cộng đồng từ nhỏđến lớn hình dung theo mô hình gia đình mở rộng. Không chỉ thiên hạ bình mà thiên địavị, vạn vật dục, khí hoà tràn đầy khắp trời đất.7. Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có nhữngcống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộchoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nềnâm nhạc, hội hoạ... phát triển rất cao ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ vănhoá thành đặc sắc văn hoá của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú - hay là cónhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũngđều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành, cuồng tín tôn giáo,mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường làbiến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học,kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa,kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triểnnhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ.Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì lại không có. Xã hội có trọng văn chương,nhưng cũng chưa bao giờ tôn ai là thi bá, và bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩcuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thi ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, mộtngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.8. Hoàn cảnh dẫn ta đi theo con đường tiếp nhận, bắt chúng ta chỉ được nghĩ nhữngchuyện thực tế, dạy chúng ta cách ứng dụng nhanh chóng cái học được để ứng phó.Nhằm mục đích thực tế, cha ông chúng ta đã lựa chọn những cái đã có sẵn, chấp nhậnnó, không tính cả chuyện những cái đó hoà hợp hay chống đối nhau, nhưng lại biếtcách sử dụng cho có ích không gây ra chống đối. Ðối với thực tế mà nhu cầu đặt ra chỉnhư vậy kho Kinh, Tạng của Tam giáo Trung Quốc là quá dư thừa, thậm chí là quámênh mông, ít ai có điều kiện học đủ.9. Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá,người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bịxoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực,linh hoạt, dung hoà. Không có khát vọng để hướ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: