Danh mục

300 NĂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH PHẬT TUỢNG GIA ĐỊNHSÀI GÒNNGUYỄN ĐẠI PHÚC – HUỲNH NGỌC TRẢNG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.64 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nói chung, nghệ thuật tạo hình Phật tượng ở xứ Gia Định-Sài Gòn từ buổi đầu đến thập kỷ 40, 50 của thế kỷ này dường như là một tiến trình song hành của hai dòng phái: dân gian và chuyên nghiệp. I. Ở các thôn làng Nam Bộ, đây đó, có những ngôi chùa làng được gọi là “chùa mục đồng” mà theo truyền thuyết thì các Phật tượng thờ ở đó là do bọn trẻ chăn trâu/ bò lấy đất sét ở gò mối hay dưới ao tự nặn ra. Nặn ra rồi bày trò cúng kiếng rồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
300 NĂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH PHẬT TUỢNG GIA ĐỊNHSÀI GÒNNGUYỄN ĐẠI PHÚC – HUỲNH NGỌC TRẢNG 300 NĂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH PHẬT TUỢNG GIA ĐỊNH- SÀI GÒNNGUYỄN ĐẠI PHÚC – HUỲNH NGỌC TRẢNG Nói chung, nghệ thuật tạo hình Phật tượng ở xứ Gia Định-Sài Gòn từ buổi đầu đến thập kỷ 40, 50 của thế kỷ này dường như là một tiến trình song hành của hai dòng phái: dân gian và chuyên nghiệp. I. Ở các thôn làng Nam Bộ, đây đó, có những ngôi chùa làng được gọi là “chùa mục đồng” mà theo truyền thuyết thì các Phật tượng thờ ở đó là do bọn trẻ chăn trâu/ bò lấy đất sét ở gò mối hay dưới ao tự nặn ra. Nặn ra rồi bày trò cúng kiếng rồi bỏ đó. Lại theo lời tục truyền, có đứa đem tượng xuống ao/sông tắm thì các tượng ấy nổi… Dân chúng cho là linh hiển, thế là cất chùa để thờ nên gọi là “chùa mục đồng”, tượng Phật ấy gọi là tượng Phật “mục đồng”. Đằng sau các yếu tố thần kỳ đó cho thấy một sự thật rằng vào buổi đầu khai hoang, dân chúng đã tự tạo Phật tượng để thờ ở các ngôi chùa làng. Đây là một tập thành biểu thị lòng sùng tín và là một bộ phận tiên khởi của lịch sử mỹ thuật Phật giáo Gia Định. Đặc trưng nghệ thuật của tập hợp Phật tượng mục đồng là sự chân thực hồn nhiên làm sững sờ người xem như một cảm nhận thảng thốt khi bất chợt nghe một câu hò trên sông lúc hoàng hôn. Nói cách khác, chúng được tạo tác bằng một thủ pháp riêng như ca dao – dân ca được ứng tác bằng thi pháp dân gian khác với thi pháp của thi ca bác học. Tác phẩm được tạo nên là tình là ý của người tạo tác mà không là kỹ năng hay sử dụng công của thợ điêu khắc chuyên nghiệp. Nó là sản phẩm của “họa pháp” đại tả ý – nếu có thể gượng ép lấy thuật ngữ này để định danh đó. Cái đẹp của chúng là ở chính sự thô phác ấy. II. Chất liệu của tập hợp Phật tượng dân gian mà chúng tôi định danh chung là “Phật tượng mục đồng” bao gồm tượng gỗ, tượng đất sét, tượng đất nung. 1. Pho tượng Phật lần chuỗi ở chùa Hội Sơn (Thủ Đức) và các tượng khác không xác định được tên gọi ở chùa Long Tân (Tân Vạn – Biên Hòa) là các tượng bằng đất nung đặc ruột. Đây là những di tích của tiến trình từ tượng mục đồng đất sét đến tượng gốm đất nung bán chuyên nghiệp. Các tượng gốm đất nung ở đình Phú Định (quận 6), đặc biệt ở chùa Từ Quang (191 Ba Tơ, P.7, Q.8) là những di tượng gốm đất nung thuộc thế hệ đầu của xóm Lò Gốm Cây Mai / xứ Sài Gòn xưa: niên đại đoán định là từ đầu đến giữa thế kỷ XIX. Trong khi đó các bộ tượng gốm đất nung của các chùa Thiên Phước (Thủ Đức), Trường Thọ (Gò Vấp), Diệu Giác (Bình Thạnh) có thể được tạo tác hồi đầu thế kỷ XX vì chúng có kỹ pháp tạo hình và phong cách nghệ thuật khá đồng nhất với loại tượng này ở vùng Dĩ An – Biên Hòa. Gọi các tượng này là tượng gốm bán chuyên nghiệp vì chúng được tạo tác bằng kỹ pháp học được do thợ gốm chuyên nghiệp (hay do các thợ chuyên nghiệp trực tiếp thực hiện) được hầm bằng trấu, có ôn độ thấp, gốm nung chín còn non và đặc biệt là trình độ tạo tượng là còn non kém, không đạt được trình độ già dặn như Phật tượng sành Cây Mai. 2. Xóm Lò Gốm ở vùng Phú Lâm – Phú Định được ghi trong bản đồ Gia Định-Sài Gòn (Sài Gòn lúc đó hiểu là Chợ Lớn ngày nay) vào năm 1815, tức nó đã thành lập trước đó – có thể là cuối thế kỷ XVIII. Các lò gốm ở đây sản xuất gạch, ngói, đồ gia dụng và có lẽ các lò Nam Hưng Xương, Bửu Nguyên, Đồng Hòa là các lò chuyên làm tượng thờ và các nhóm tượng trang trí của chùa miếu – gọi chung là sản phẩm “công nghệ miếu vũ” – tập trung quanh cầu Phú Lâm đến gò chùa Cây Mai nên thường được gọi là “gốm Cây Mai”. Pho tượng gốm Cây Mai có niên đại chính xác và sớm nhất là tượng Giám Trai ở chùa Giác Viên: 1880 và các niên đại muộn nhất là loại tiểu tượng gốm Cây Mai là 1921. Điều đó cho phép xác định các tượng thuộc tập hợp Phật tượng sành là khoảng cuối thế kỷ trước đầu thế kỷ này. Phật tượng gốm Cây Mai không nhiều nhưng đó là những bảo tượng vì vẻ đẹp của men màu “lưu ly” – nói như thế nhân thường gọi, mà là trình độ nghệ thuật, của tài năng tạo hình – đặc biệt là việc xử lý thần thái của nét mặt và qui pháp tạo hình đã thật sự có tuân thủ nghiêm túc nhất định về nghi qui và đồ tượng học Phật giáo có tính mẫu mực (1). 3. Gốm cây Mai đầu thế kỷ XX bắt đầu tàn rụi vì nhiều nguyên nhân. Thợ gốm ở đây lần lượt dời về Lái Thiêu, Biên Hòa. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thợ gốm Cây Mai đã góp phần tạo nên các bộ tượng gốm đất nung nói trên. Các sản phẩm bán chuyên nghiệp này được các chùa đặt mua khá nhiều. Địa bàn phổ biến của chúng từ trung tâm Biên Hòa đến Vũng Tàu – Bà Rịa, xuống Dĩ An, Gia Định, xuống tại chùa Phước Hậu (Trà Ôn – Vĩnh Long). Ngoài ảnh hưởng của thợ gốm Cây Mai đối với phong trào tự tạo tượng gốm đất nung hầm non bằng trấu nói trên, họ còn là những thợ cả, thầy dạy cho đội ngũ nghệ nhân gốm của trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa (lập năm 1903) mà kết quả là đã tạo nên loại sản phẩm nổi tiếng một thời ở thị trường trong nước và thế giới – gọi là gốm Mỹ nghệ Biên Hòa. Số lượng tượng Phật của gốm mỹ nghệ Biên Hòa là một sưu tập đa dạng và phong phú được tạo tác bằng phương pháp thủ công hoàn toàn, hoặc in khuôn, hoặc rót khuôn và tận dụng nhiều kỹ thuật trang trí khác nhau: chạm khắc, tô men, vẽ men. Bảng màu men của gốm mỹ nghệ Biên Hòa rất phong phú nhưng được sử dụng có liều lượng, có nghiên cứu nên đã tạo nên nhiều Phật tượng trang nghiêm hoàn mỹ. Điều đó, quí vị có thể nhìn thấy ở sưu tập ảnh mà chúng tôi trưng bày ở đợt triển lãm “Bảo tượng pháp khí” này. III. Bộ phận Phật tượng gỗ là tập thành phong phú nhất về số lượng, về đề tài cũng như phong cách và kỹ pháp tạo hình. Các Phật tượng của chùa Kim Chương (khai sơn 1755) mà ngày nay còn bảo quản được ở chùa Hội Thọ (Cái Bè – Tiền Giang) là những pho tượng có niên đại 1813 – năm tái thiết lớn và ngôi chùa sắc tứ này được thế nhân xưng tụng là “đại bửu sát” của cả xứ Nam Trung (xem Gia Định thành thông chí) đây là những Phật tượng mà tác giả tạo tác hẳn là nghệ nhân Huế. Chúng ta không có tài liệu Hán Nôm nào để khẳng định là chúng được Cao Hoàng hậu cho chở từ kinh đô ...

Tài liệu được xem nhiều: