- Nếu bạn muốn con trai khi lớn lên trở thành người biết quan tâm đến người khác, tự tin và can đảm đón nhận trách nhiệm, hãy nuôi dưỡng và giáo dục cho con điều đó từ khi còn thơ ấu. Một số người nói, khi trưởng thành, nam giới có xu hướng tìm kiếm đối tác có tính cách như mẹ mình. Theo các chuyên gia, điều này là bởi vì mẹ là một hình mẫu cho trẻ em nam đồng hành cùng quá trình trưởng thành của họ. Từ người mẹ, trẻ có thể học hỏi rất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
4 nguyên tắc nuôi dạy bé trai thành công
Hãy nuôi dưỡng những đức tính tốt cho con ngay từ nhỏ.
(Ảnh minh họa).
4 nguyên tắc nuôi dạy bé
trai thành công
- Nếu bạn muốn con trai khi lớn lên trở thành người biết
quan tâm đến người khác, tự tin và can đảm đón nhận
trách nhiệm, hãy nuôi dưỡng và giáo dục cho con điều
đó từ khi còn thơ ấu.
Một số người nói, khi trưởng thành, nam giới có xu hướng
tìm kiếm đối tác có tính cách như mẹ mình. Theo các
chuyên gia, điều này là bởi vì mẹ là một hình mẫu cho trẻ
em nam đồng hành cùng quá trình trưởng thành của họ. Từ
người mẹ, trẻ có thể học hỏi rất nhiều về khả năng bày tỏ
cảm xúc.
Vậy, nếu bạn muốn con trai khi lớn lên trở thành người biết
quan tâm đến người khác, tự tin và can đảm đón nhận trách
nhiệm, hãy nuôi dưỡng và giáo dục cho con điều đó từ khi
còn thơ ấu. Muốn như vậy, bạn đừng quên nằm lòng 4
nguyên tắc sau:
Bé trai chịu ảnh hưởng nhiều từ người mẹ, đặc biệt là cách
biểu lộ cảm xúc. (Ảnh minh họa).
1. Lịch sự
Tạo cho con trai thói quen mở cửa, đi ở phía bên ngoài cùng
khi đi cùng em gái ở ngoài đường, dành chỗ ngồi của mình
cho người gia trên xe buýt... đó có thể là những thói quen
mà các bậc cha mẹ trẻ ngày nay thường lãng quên khi dạy
dỗ con kỹ năng sống. Nhiều người cảm thấy không cần phải
dạy những điều như thế vì họ nghĩ rằng đó là những thủ tục
cổ xưa. Tuy nhiên, hóa ra việc dạy cho con trai bạn những
thói quen nhỏ đó có thể giúp con trở thành một người đàn
ông lịch lãm, có văn hóa, sống có trách nhiệm với mọi người
trong tương lai. Con bạn cũng sẽ biết cảm thông hơn đối với
người khác, kể cả bậc sinh thành và quan tâm hơn đến môi
trường xung quanh.
Nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy, khả năng đồng
cảm của các sinh viên hiện nay đã giảm khoảng 40% so với
20 năm trước. Có hai lý do cho hiện tượng này. Thứ nhất,
sở thích chơi các trò chơi video bạo lực khiến trẻ em có xu
hướng mất cảm giác đối với nỗi đau khổ của người khác.
Thứ hai là các mạng xã hội nhanh chóng cho phép trẻ em có
bạn bè mà hầu như không cần các bước làm quen khó
khăn và đòi hỏi sự tìm hiểu sâu.
2. Kiềm chế cảm xúc tốt
Là một người đàn ông tốt phải hiểu cách kiểm soát cảm xúc
của mình. Nếu bạn thường có các hành vi xúc tác khiến con
giận dữ hoặc buồn bã, thì bạn nên hạn chế. Bạn có thể
nghĩ rằng một người đàn ông tốt phải có vẻ ngoài mạnh mẽ
và không nói nhiều. Nhưng trên thực tế, đó là khuôn mẫu cổ
hủ, ông Christine Nicholson, Tiến sĩ, một nhà tâm lý từ
Washington cho biết.
Đừng cản trở con bạn biểu lộ cảm xúc hay những gì con
cảm thấy. Khuyến khích con nói về cảm xúc của mình và
giúp con tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Nếu bạn thường
xuyên nói rằng đàn ông không nên làm điều này điều nọ,
con bạn sẽ tìm cách để che giấu cảm xúc của mình. Khi
trưởng thành, con không thể giao tiếp tốt thậm chí có thể
thích đánh nhau, thích giải quyết cảm xúc của mình bằng
bạo lực...
3. Lòng dũng cảm
Trong cuộc sống hàng ngày, hình ảnh các nhân vật như
cảnh sát, lính cứu hỏa, hoặc những người lính, không còn
xa lạ dưới con mắt của trẻ. Nhiệm vụ của người mẹ là giới
thiệu các khái niệm về sự can đảm qua những hình ảnh này.
Khi xem một nhân viên cứu hỏa cứu người trong hỏa hoạn,
hãy giải thích cho con rằng những hành động dũng cảm
không có nghĩa là hành động giúp đỡ đối với người khác
một cách bột phát, mà cũng phải là hành động bảo vệ người
yếu thế, mặc dù có thể đối mặt với nguy cơ đối với bản thân
trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc sứ mệnh nào đó. Từ đây,
con bạn sẽ tìm hiểu cách để dám chịu trách nhiệm và chấp
nhận rủi ro, cả trong cuộc sống cũng như trong quan hệ với
những người khác.
Không nhất thiết phải dạy trẻ kiềm chế tất cả cảm xúc. (Ảnh
minh họa).
trọng người khác
4. Tôn
Khi trẻ vi phạm các quy tắc bạn thiết lập ở trong gia đình,
bắt đầu từ việc nói một ngôn ngữ nào đó không hay hoặc
làm điều gì đó mà cha mẹ cấm đoán, hãy giải thích và đưa
ra hậu quả của lời nói và hành vi đó. Đứa trẻ sẽ tôn trọng
sự quyết đoán của người lớn trong lời nói, nguyên tắc, chứ
không phải là cách người lớn sử dụng bạo lực để áp dụng
các quy tắc đó, Michael Gurian, tác giả của cuốn sách The
Purpose of Boys” nói.
Ngược lại, nếu bạn luôn thông cảm và bỏ qua cho hành
động của trẻ, hoặc cho trẻ biết hệ quả nhưng sau đó lại
bằng cách khoan nhượng thường xuyên, đứa trẻ sẽ phát
triển thành một người có ít động lực, hư hỏng, và không
quan tâm đến bất cứ ai khác, ông Michael nói.
Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là bạn hãy trở thành ví dụ tốt
cho con. Hãy để cho trẻ thấy bạn tôn trọng người khác như
thế nào, chẳng hạn như đối với giáo viên, cha mẹ, bạn bè,
những người bạn chưa quen ở trên đường như thế nào.
Như vậy, đứa trẻ sẽ có một ví dụ thực tế và có thể bắt
chước bạn đối xử với người khác như thế.
5. Yêu thương người khác
Người đàn ông có thể thể hiện tình yêu của mình đối với
người khác chắc chắn là kết quả của sự nuôi nấng dạy dỗ
của các bậc cha mẹ, đặc biệt l ...