Thông tin tài liệu:
Những việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt của cha mẹ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của con trẻ. Cùng “điểm mặt” những sai lầm ấy nhé! Trong cuộc sống, đôi khi những cư xử của chúng ta vô tình khiến trẻ đánh mất sự tự tin của mình và trở thành đứa trẻ nhút nhát, không dám bộc lộ khả năng của bản thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
4 sai lầm của cha mẹ “giết chết” sự tự tin của trẻ4 sai lầm của cha mẹ “giết chết” sự tự tin của trẻNhững việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt của cha mẹ nhưng lại ảnh hưởng rấtlớn đến sự tự tin của con trẻ. Cùng “điểm mặt” những sai lầm ấy nhé!Trong cuộc sống, đôi khi những cư xử của chúng ta vô tình khiến trẻ đánh mất sựtự tin của mình và trở thành đứa trẻ nhút nhát, không dám bộc lộ khả năng của bảnthân.Những việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt ấy của cha mẹ nhưng lại ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển của con trẻ. Cùng “điểm mặt” những sai lầm ấy nhé!1. Luôn chú ý đến nhược điểm của trẻ“Cu Bo nhà mình nhút nhát lắm!” hay “Con bé vụng về lắm, làm gì cũng hỏngcả!”... những câu nói vô tình, nhắc đi nhắc lại khuyết điểm của con ấy tưởng nhưkhông có ý nghĩa gì lại có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ.Khi cha mẹ luôn chú ý đến những nhược điểm ấy, dần dần trẻ sẽ hình thành tâm lýmình thật nhút nhát hay thật vụng về và sự tự tin về bản thân sẽ dần biến mất.Khắc phục: Khi sự tự tin của trẻ suy giảm vì bất cứ lý do gì thì cha mẹ nên khuyếnkhích con hướng tới những điều tích cực, tuyệt đối đừng nhắc tới những nhượcđiểm của trẻ mà phải chú ý đến những điểm mạnh như khả năng sáng tạo hoặc óchài hước của trẻ, hướng con đến những điều tích cực.2. Mỉa mai conNhiều bậc cha mẹ hay nói với con rằng “Dễ thế mà làm không được” hay “Conkém xa bạn Mai cùng lớp, cái gì bạn ấy cũng giỏi”.Những câu nói mỉa mai, so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến lòng tự tin củacon mất dần và hình thành sự ghen ghét với những bạn giỏi hơn mình.Khắc phục: Đôi khi người lớn chúng ta cũng nên tự đặt mình vào vị trí của trẻ đểsuy nghĩ và hành động. Có thể khó khăn trẻ đang gặp phải với chúng ta thật dễdàng những với trẻ thì không hẳn như vậy. Đừng bao giờ áp đặt lên trẻ cách nhìnnhận vấn đề theo cách riêng của người lớn chúng ta.Khi trẻ gặp khó khăn, hãy lắng nghe những ưu tư đồng thời xem xét thật nghiêmtúc vấn đề trẻ đang gặp phải cũng như vỗ về, trấn an trẻ, cùng trẻ thảo luận đề tìmhướng giải quyết.Một điều quan trọng nữa bố mẹ cần chú ý là đừng bao giờ so sánh con với nhữngđứa trẻ khác, bạn phải luôn biết rằng, con là duy nhất không giống với bất cứ đứatrẻ nào khác. Ảnh minh họa3. Giải quyết vấn đề thay trẻCon không làm được bài tập ư? Không sao, để bố giúp! Con không thể tự mặcquần áo? Mẹ sẽ mặc giúp con... Và còn rất nhiều vấn đề trẻ gặp phải trong cuộcsống và bố mẹ luôn sẵn sàng làm thay tất cả.Bạn biện hộ rằng con còn nhỏ, mình thương con nhưng đôi khi tình thương đóđang lấy mất lòng tự tin của con đấy. Con bạn dần dần sẽ trở nên ỷ lại, không chịusuy nghĩ và việc thất bại trong cuộc sống sau này là điều không tránh khỏi.Khắc phục: Cha mẹ nên biết không bao giờ được giải quyết mọi vấn đề thay trẻ màhãy giúp trẻ tìm cách tự giải quyết vấn đề của mình.Hãy thảo luận với trẻ về tất cả các cách để giải quyết những vấn đề con đang gặpphải, khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định. Tốt nhất, cha mẹ nên giúp con thựchiện từng bước một để đạt kết quả bằng chính khả năng của trẻ.4. Tiết kiệm lời khen với trẻKhi làm được một việc tốt, tìm ra cách giải một bài toán khó hay giúp bố mẹ làmviệc nhà, trẻ luôn mong nhận được lời khen từ cha mẹ.Tuy nhiên, đôi khi nhiều phụ huynh lại quên mất điều này. Chính thái độ thờ ơ củabố mẹ với những việc làm của trẻ sẽ khiến trẻ có suy nghĩ mình thật vô dụng,không làm được việc gì vừa lòng cha mẹ. Từ đó trẻ sẽ dàn mất niềm tin vào bảnthân.Khắc phục: Cha mẹ đừng bao giờ tiết kiệm lời khen đối với trẻ. Việc chúng ta biếtnhìn nhận và công nhận giá trị của trẻ sẽ khích lệ con bền chí và càng có thái độ tựtin, quyết tâm hơn khi thực hiện mọi việc.Sự khen ngợi từ cha mẹ còn giúp trẻ nhận ra những thành tựu trẻ đã đạt được màđôi khi chỉ vì một lý do nào đó mà trẻ chưa kịp nhận ra. ...