Đề đốc Chester W. Nimitz đã là tư lệnh của hạm đội lớn nhất thế giới từ trước đ êán nay, là vị tổng tư lệnh khu vực Thái Bình Dương, một khu vực lớn gần bằng hai mươi lần nước Hoa Kỳ, một đại dương rộng hơn cả Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu Châu, Á Châu, Phi Châu và Úc Châu gồm lại. Ông thắng ở Midway một trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử, mà khi ông lãnh chức chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương, hồi cuối năm 1941, hai mươi bốn ngày sau trận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
40 Gương Thành Công - Đề Đốc C. W. Nimitz
40 Gương Thành Công
Đề Đốc C. W. Nimitz
Đề đốc Chester W. Nimitz đã là tư lệnh của hạm đội lớn nhất thế giới
từ trước đ êán nay, là vị tổng tư lệnh khu vực Thái Bình Dương, một khu
vực lớn gần bằng hai mươi lần nước Hoa Kỳ, một đại dương rộng hơn cả
Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu Châu, Á Châu, Phi Châu và Úc Châu gồm lại. Ông
thắng ở Midway một trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử, mà khi ông lãnh
chức chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương, hồi cuối năm 1941, hai mươi bốn
ngày sau trận Trân Châu cảng, ông phải đương đầu với một tình hình cực kỳ
thê thảm: Hoa Kỳ mới thua một trận thủy chiến tai hại nhất trong lịch sử của
họ.
Ngày mùng bảy tháng chạp năm 1941, buổi sáng, lúc tám giờ
thiếu năm, hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có tám chiếc thiết giáp
hạm. Hai giờ sau, năm chiếc đã nằm dưới đáy biển Trân Châu cảng vì trúng
bom Nhật. Trong số đó có chiếc Arizona, hồi trước treo cờ hiệu của Đề đốc.
Ba chiếc còn lại bị hư nặng, phải đem về sửa chữa ở Hoa Kỳ. Thực là một
tai họa nặng nề. Người Hoa Kỳ biết vậy. Mà người Nhật cũng biết vậy.
Người Nhật biết rằng hạm đội Hoa Kỳ thiếu chiến hạm, thiếu phi
cơ, thiếu đại bác phòng không, thiếu tiềm thủy đĩnh, thiếu khí giới, thiếu mọi
thứ quân nhu. Nếu họ biết rằng Hoa Kỳ chỉ còn một trăm bảy mươi sáu phi
cơ chiến đấu để che chở cả khu vực mênh mông là Thái Bình Dương thì họ
còn ngạc nhiên hơn nữa. Mà ai cũng biết rằng quân Nhật sẽ đánh nữa, đánh
mạnh và mau, trong khi Hoa Kỳ còn yếu.
Trong những điều kiện đó, Tổng thống Roosevelt biết rằng muốn
thắng quân Nhật thì trước hết phải gửi tới Trân Châu cảng một vị tư lệnh có
đủ tài ba. Và ông lựa Đề đốc Chester W. Nimitz.
Đề đốc đi từ Hoa Thịnh Đốn qua Trân Châu cảng phải mạo hiểm,
lén lút như một nhân vật trong truyện phiêu lưu hoặc trinh thám. Ông đem
theo những tài liệu bí mật của chính phủ về những tổn thất của hạm đội do
quân Nhật gây ra. Chính phủ biết rằng đội do thám Nhật muốn nắm được
những tài liệu đó, và nếu có thể được, giết Đề đốc Nimitz để cướp lấy. Vì
vậy, muốn cho không ai nhận được ra mình. Đề đốc phải đổi tên là
Wainwright, bận đồ thường, đi từ Hoa Thịnh Đốn tới California, ông chứa
tài liệu bí mật bằng túi may vải bố của vợ, cho người ta khỏi để ý tới.
Tại sao Tổng thống Roosevelt đã lựa ông trong số những thủy sư
khác để giao trách nhiệm lớn lao đó? Về tuổi tác, ông còn kém hai mươi tám
thủy sư khác, mà ông nhảy lên chức vị trên họ, chỉ huy chẳng riêng gì hạm
đội Thái Bình Dương mà luôn cả khu vực Thái Bình Dương. Ông được uy
quyền mênh mông như vậy, phần lớn là nhờ ông có bốn đức hơn người.
Trước hết ông nhiều kinh nghiệm và hiểu rộng về thủy quân. Ít
năm sau khi ở Hàn lâm viện Thủy quân ra, ông xin được bổ dụng trong một
chiến hạm. Nhưng trái hẳn với ý muốn, ông bị đưa tới một tiềm thủy đĩnh,
trong đó hơi ở máy đưa ra muốn nghẹt thở.
Mặc dầu đời sống trong tiềm thủy đĩnh cực khổ và nguy hiểm, ông
cũng hăng hái yêu nghề vì ông biết rằng tiềm thủy đĩnh sau này ảnh hưởng
rất sâu xa tới thuật thủy chiến. Nhờ vậy năm 1913, mới hai mươi bảy tuổi
ông đã được làm tư lệnh đội tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ ở Đại Tây Dương và
trong đại chiến thứ nhất, ông phụng sự quốc gia với chức đó. Sau này, ông
xây cất và chỉ huy một căn cứ tiềm thủy quân ở Trân Châu cảng.
Rồi ông học được nhiều kinh nghiệm về mọi hoạt động của thủy
quân, ai cũng trọng ông vì tài và sức hiểu biết của ông. Hồi mới vô nghề, có
lần ông chỉ huy một khu trục cũ. Chiếc tàu thình lình di nước. Nước vô
nhiều quá, bơm ra không kịp. Viên kỹ sư coi máy hốt hoảng hướng lên
boong tàu, hỏi lớn tiếng:Thưa, tàu muốn chìm, tôi phải làm sau đây?.
Từ trên boong tàu, ông đáp:Lật cuốn Engineering Manual của
Barton, trang 84, mà coi sẽ thấy phải làm gì trong trường hợp như vậy.
Viên kỹ sư nghe theo và cứu được chiếc tàu.
Đức thứ nhì của Đề đốc Nimitz là ông hăng hái muốn biết tất cả
các loại tàu. Ông nói:Tôi thích tất cả các chức vụ của tôi, sở dĩ vậy là vì tôi
muốn hiểu rõ bất kỳ một hoạt động nào?.
Đức thứ ba của Đề đốc là tài điều khiển người. Ông rộng rãi khi
khen, thưởng. Trong thủy quân không ai được trọng và mến như ông.
Foster Hailey đã sống hai năm trên Thái Bình Dương, đã nói
chuyện với cả ngàn sĩ quan thủy quân và đã viết một bài báo trên Times ở
Nữu Ước nói rằng không hề nghe một người nào chỉ trích Nimitz.
Đức thứ tư của Nimitz là đức bình tĩnh trong những lúc nguy
kịch. Coi cách ông chỉ huy ở Trân châu cảng cũng đủ biết.
Khi ông mới tới đó, các sĩ quan lục quân và thủy quân, lo lắng, vội
vàng chạy lại phòng giấy của ông, và phần đông khi ở phòng giấy ra đều vui
vẻ, tự tin trở lại. Có lần các nhà báo, bị kích thích quá, nóng nảy hỏi ông về
những chương trình tác chiến sau này, ông đáp:Để trả lời những câu hỏi đó,
tôi nghĩ, không còn gì h ...