Danh mục

40 Gương Thành Công - Glenn L. Martin

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.77 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đêm rằm tháng giêng năm 1886, bà Minta Martin ở Macksbung nằm mộng thấy ngồi trên một cái máy, bay trên không trung, lượn trên châu thành bà ở, đưa tay ra vẫy vẫy bạn bè đứng dưới đường và buồn rầu vì họ không thể bay như mình được. Việc đó xảy ra mười bảy năm trước khi hai anh em Wright bay thử lần đầu. Gặp lúc khác thì chắc bà không để ý gì tới giấc mộng đó cả, nhưng hồi ấy bà đương có mang và đã được nghe nhiều người đoán điềm giải mộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
40 Gương Thành Công - Glenn L. Martin 40 Gương Thành Công Glenn L. Martin Đêm rằm tháng giêng năm 1886, bà Minta Martin ở Macksbung nằmmộng thấy ngồi trên một cái máy, bay trên không trung, lượn trên châuthành bà ở, đưa tay ra vẫy vẫy bạn bè đứng dưới đường và buồn rầu vì họkhông thể bay như mình được. Việc đó xảy ra mười bảy năm trước khi hai anh em Wright baythử lần đầu. Gặp lúc khác thì chắc bà không để ý gì tới giấc mộng đó cả, nhưnghồi ấy bà đương có mang và đã được nghe nhiều người đoán điềm giảimộng nên bốn mươi tám giờ sau, khi sanh con trai là Glenn Martin thì bà tinrằng con bà sau này sẽ bay được trong không trung như bà. Điều lạ lùng nhất trong truyện đó là con bà sau tập bay thật, sauhai anh em Wright một chút và là người thứ ba ở Châu Mỹ lái một máy baytự mình sáng chế ra. Bây giờ Martin là người đứng đầu trong kỹ nghệ hàng không màông đã làm cho phát triển một cách phi thường. Xưởng chế tạo của ông, tứccông ty Glenn L. Martin, ở gần Baltimore xứ Maryland, là một trong baxưởng chế tạo phi cơ lớn nhất thế giới. Ông đã đóng những chiếc Maraudercho lục quân, Mariner cho hải quân và Baltimore cho nước Anh. Ông là nhàchế tạo phi cơ danh tiếng nhất thế giới. Mà nếu thân mẫu ông không nằmmộng thấy mình bay lên trên không trung thì có lẽ ông đã không lựa nghềđó. Bạn hỏi tôi: - Tại sao vậy? Là vì suốt thời thơ ấu của ông, bà cụ thường kể cho ông nghe giấcmộng ấy, gây cho ông một mục đích cao vời, một quyết tin, một tham vọng:chinh phục được thế giới của bão tố. Mà ở trên những cánh đồng cỏ miềnKansas, nơi tuổi thơ ông trôi qua, luôn luôn có những trận bão tố dữ dội cầnphải chế ngự. Trong một cuộc phỏng vấn, ông kể cho nghe rằng những trận gióở Kansas đã đóng một vai trò chủ yếu trong thời thiếu niên của ông. Hồi sáutuổi, ông lấy một chiếc mền cột vào chiếc xe nhỏ sơn đỏ, rồi cho gió thổi xechạy trên đường phố như thuyền buồm chạy trên sông. Sau ông đi giày đạp tuyết, tay cầm một chiếc buồm tự ông cắt lấyrồi để gió đẩy chạy trên băng. Ông cũng dùng cách đó để khỏi phải đạp xemáy. Ông bảo rằng thời đó hễ gặp một khu rộng nào có thể dùng buồm để dichuyển được là ông cũng mê mẩn, như bị thôi miên. Tôi ngờ rằng cái thời xa xăm ấy, thời bà cụ Martin còn ở Kansasthì cụ chưa hề được nghe chữ tâm lý nhưng cụ đã dùng một phương pháptâm lý mà các tâm lý gia ngày nay chắc chắn đều công nhận là hiệu quả, đểnung lòng can đảm và đức tự tin của con trai. Khi con khôn lớn, làm đượcmột việc gì thì cụ để cho cậu tự lãnh lấy mọi trách nhiệm. Một lần cậu muốncó một đôi giày trượt tuyết mà không có tiền mua, cụ bảo cậu lại tiệm thợrèn mà mượn đồ, xin sắt, tự rèn lấy một đôi, cậu vâng lời làm liền. Muốn cómột chiếc diều, cậu cũng phải làm lấy. Và đọc một tạp chí, cậu đã nảy ra ýchế ra một kiểu diều rất mới có hai tầng cánh. Cậu ráp nó trong nhà bếp vàkhi thấy nó bay thẳng hơn, cao hơn tất cả những diều khác ở Kansas, cậuthích thú, hăng hái vô cùng. Cậu hãnh diện về sự thành công đó đến nỗi tự tổ chức cuộc thidiều và cậu thắng. Thế là các trẻ em trong châu thành đều năn nỉ cậu làmcho một chiếc diều như của cậu. Cậu bé Glenn Luther Martin - mà năm chục năm sau chế tạo đượcchiếc phi cơ lớn nhất thế giới, chiếc Mars. Hồi đó lập một xưởng làm diềutrong nhà bếp của bà cụ. Mỗi đ êm cậu làm được ba chiếc diều và bán haicắc rưỡi một chiếc: trả mặt một cắc rưỡi cho trả góp làm ba tuần, mỗi tuầnnăm xu. Lòng tự tin của cậu còn tăng lên nữa khi cậu thấy mình có khiếuvề máy móc và có thể làm được nhiều đồ mà các trẻ khác làm không được. Ba chục năm sau, khi ông đã chế tạo những phi cơ đánh đắm đượcnhiều chiến hạm, một ký giả ở Cleveland lại phỏng vấn ông về những b ướcđầu trong nghề, ông đáp: - Má tôi đã ảnh hưởng nhiều đến tôi. Người đã khuyến khích tôilàm diều trong nhà bếp. Người đã tập cho tôi đức tự tin. Khi những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện ở Kansas, Martin chỉước ao mỗi một điều là được lái loại xe kỳ dị chạy không cần ngựa đó. Ôngxin được vào làm trong một hãng sửa xe. Sau này, khi gia đình ông dời quaSanta Ana ở California, ông mở một hãng sửa xe, xin được làm đại lý cáchãng xe Ford và Maxwell. Hồi đó, ông hai chục tuổi, làm nghề bán và sửa xeấy mà kiếm được từ ba đến bốn ngàn Mỹ kim mỗi năm. Rồi một việc xảy ra làm cho cuộc đời ông thay đổi hẳn. Một buổi sáng năm 1905, một tin trong báo làm ông sửng sốt rồi nhưbị thôi miên: hai anh em Wright ở Kitti Hawk, miền Bắc Caroline, đã bayđược trong một trăm giây. Tin đó kích thích ông vô cùng, ông nhận ra rằngthứ máy bay đó đương rầm rộ mở một kỷ nguyên mới. Vậy ra hai anh em Wright đã bay được trong một trăm giây. Ônglấy đồng hồ ra, đếm một trăm giây, rồi tự nhủ: Có người bay ...

Tài liệu được xem nhiều: