Nhà kinh doanh đã xuất đầu lộ diện mau nhất trong đại chiến vừa rồi là Henry J. Kaiser. Không phải là quân nhân mà giúp cho quân đội Hoa Kỳ chiến thắng, thì công đó, ít ai hơn ông. Trước chiến tranh, tên tuổi ông có mấy ai biết tới, nhưng chỉ trong vài năm, những xí nghiệp mênh mông của ông phát triển lạ lùng. Ông có tới bảy xưởng lớn đóng tàu, làm việc đ êm ngày không nghỉ để cung cấp cho quân đội những tàu chở hàng, tàu dầu, khu trục hạm và hàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
40 Gương Thành Công - Henry J. Kaiser
40 Gương Thành Công
Henry J. Kaiser
Nhà kinh doanh đã xuất đầu lộ diện mau nhất trong đại chiến vừa rồi
là Henry J. Kaiser. Không phải là quân nhân mà giúp cho quân đội Hoa Kỳ
chiến thắng, thì công đó, ít ai hơn ông. Trước chiến tranh, tên tuổi ông có
mấy ai biết tới, nhưng chỉ trong vài năm, những xí nghiệp mênh mông của
ông phát triển lạ lùng. Ông có tới bảy xưởng lớn đóng tàu, làm việc đ ê m
ngày không nghỉ để cung cấp cho quân đội những tàu chở hàng, tàu dầu, khu
trục hạm và hàng không mẫu hạm. Ông cũng có một xưởng chế tạo máy bay
khu trục và nhiều bộ phận rời.
Ông xây cất và điều khiển một xưởng lớn sản xuất rất nhiều ma-
nhê-di, thứ kim thuộc cực nhẹ, trọng yếu bực nhất trong thời chiến tranh đó.
Khi ông không kiếm ra được số thép cần dùng nữa, ông dựng ngay
một xưởng nấu thép, xưởng đầu tiên ở phía tây dãy núi Đá, có đủ lò luyện
sắt và máy dát kim loại. Rồi ông mua một mỏ sắt để có đủ quặng d ùng, lại
mua nhiều mỏ than để có đủ than đốt lò.
Ông và các hội viên của ông dự vào công việc vớt các tàu Nhật
đánh đắm ở Trân Châu Cảng, xây nhiều căn cứ hải quân cho phi cơ ở Wake
Island, Midway và Guam, lại xây một phần đại lộ quân sự tiến về Alaska lập
ở xứ này nhiều phi trường cho nhà binh, nhiều đ ài phát thanh, đ ào nhiều
giếng dầu, dựng một nhà máy lọc dầu. Đặt sáu trăm cây số ống dẫn dầu ở
miền cực Bắc, và xây nhiều cống ngăn trên kinh Panama.
Ông có xưởng chế tạo xi măng lớn nhất thế giới. Ông đã lưu lại
một công trình lớn là xây ba cái dập quan trọng nhất thế giới: đập Boulder
trên sông Calorado, đập Bonneville trên sông Columbia ở Oregon (nhiều kỹ
sư cho rằng không thể nào xây đập này được), và cũng trên sông đó, đập vĩ
đại Grand-Coulee.
Henry Kaiser thành một trong những chủ nhân ông có danh nhất
Châu Mỹ. Nhưng vì ông thân mật với mọi người nên người thường đều coi
cái con người lớn, mập và hói đó như bạn bè vậy. Người ta yêu ông vì ông
giản dị, vui vẻ và hăng hái.
Trước chiến tranh ông chưa hề đóng một chiếc tam bản nào gọi là
có. Vậy mà chỉ trong bốn năm ông thành một nhà đóng tàu nhiều nhất và
lớn nhất từ xưa tới nay.
Ông đã cách mạng hẳn một trong những kỹ nghệ cổ nhất của loài
người: kỹ nghệ đóng tàu. Hồi đó người ta phải mất sáu tháng mới đóng xong
một chiếc tàu, mà xưởng Oregon của ông chỉ mười ngày là giao được một
chiếc Liberty Ship. Khi các thợ của ông ở Californie hay tin đó, họ thề với
nhau phải phá kỷ lục ấy cho được. Họ can đảm bắt tay vào việc, và chiếc
Robert E. Peary mà lườn được lắp đúng nữa đ êm chủ nhật, hoàn toàn đóng
xong và thả xuống nước chiều thứ năm. Vậy, một công việc hồi trước làm
trong sáu tháng, có khi trọn một năm, thì bây giờ chỉ làm trong bốn ngày
rưỡi.
Tất nhiên, lần đó chỉ là một thí nghiệm, một sự ganh đua, chứ
không thể bắt thợ tuần nào cũng gắng sức như vậy được, nhưng hãng của
ông cũng tiếp tục đóng được những chiếc Liberty Ship trong một tháng là
xong, từ khi lắp lườn đến khi thả xuống nước.
Ông thích làm tận lực như vậy, sống mãnh liệt trong cơn lốc bất
tận. Ông rất ham bắt tay vào những việc mà các nhà chuyên môn cho là thực
hành không được.
Khi ông đề nghị đóng tàu theo cách dây chuyền, ông có biết chút
gì về cách đó đâu. Từ trước ông chỉ được thăm mỗi xưởng đóng tàu, nhưng
ông nghĩ rằng. Không biết chút gì về những khó khăn trong nghề đó có lẽ lại
là cái lợi nhất cho ông. Ông nhất định không chịu theo lối cổ truyền là lắp
lườn trước rồi mới lắp những bộ phận khác của tàu lên cái lườn đó. Trong
thời chiến tranh cần phải làm mau hơn. Ông ra lệnh cho các kỹ sư sửa soạn
một xưởng lớn gấp ba những xưởng thường, đủ chỗ cho hàng ngàn thợ cùng
làm tại đó một lúc, và cả ba phần của tàu, tức mũi, đuôi và thân tàu phải
đóng cùng một lúc ba chỗ khác nhau.
Khi đóng mọi bộ phận rồi, một cái máy cổ hạc vĩ đại lớn hơn
những máy dùng từ trước tới nay rất nhiều, kẹp mỗi bộ phận, đem lại đặt vào
chỗ của nó ở trong tàu. Rồi người ta hàn kỹ những bộ phận đó với nhau.
Ông dùng rất ít đinh tán vì cách đó chậm. Một sáng kiến nữa của ông là lắp
các bộ phận của tàu theo cách dây chuyền như lắp xe hơi vậy. Ông và đội
kỹ sư của ông lại có ý phóng ngược nhiều bộ phận, như cái mui tàu chẳng
hạn, để thợ có thể làm ở dưới, đỡ mệt hơn là cứ phải đưa tay lên trời mà làm
việc. Đóng xong thì một máy cổ hạc sẽ lật úp nó lại rồi đưa đi, đặt vào chỗ
của nó trong tàu.
Ngay từ hồi nhỏ, Henry J. Kaiser đã có tài tưởng tượng, đức nhiệt
thành và một tham vọng bền bĩ nó làm cho ông giàu có và nổi danh. Tổ tiên
ông là người Đức, cha ông làm thợ giày, khó nhọc mà không đủ nuôi một
gia đình bốn con. Vì ông là con trai độc nhất trong nhà, ông phải thôi học từ
hồi mười một tuổi để kiếm tiền giúp cha. Ông xin được một chân giao hàng
trong một cửa hàng lớn ở Nữu Ước. Ban ngày làm cho người ...