Danh mục

5 bài thuốc trị sỏi mật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.68 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Điều trị sỏi mật, Đông y gọi là "Bài thạch". Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần. Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm. Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 bài thuốc trị sỏi mật 5 bài thuốc trị sỏi mật Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau.Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Điều trị sỏi mật,Đông y gọi là Bài thạch. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, bạn đọc có thểtham khảo và áp dụng khi cần. Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiếtmật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm. Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đanbì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiếtdịch mật, bài thạch. Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhutrắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g,đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang,sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảmđau. Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, davàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế cò súng. Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cátcăn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cáchnhau 20 phút. Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bíđỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉxác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uốngtrong ngày. Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhutrắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắtngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngàydùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùngđược. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chốngviêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫnmật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ nên dùng. Đông y trị chứng nấc Nấc tuy đơn giản thường tự hết nhưng cũng có khi dai dẳng khó chữa.Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởngtới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phátsinh đờm đục, can khí lấn át vị khí. Nấc y học cổ truyền gọi là ách nghịch. Sau đây là một số bài thuốcđiều trị nấc tùy theo từng nguyên nhân để bạn đọc tham khảo. Do hàn: Tiếng nấc mạnh, thưa, trong dạ dày cảm thấy lạnh, ợ ra nước trong,tiểu tiện trong và nhiều, chườm nóng thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tiểukhẩn. Phép chữa: Dùng thuốc ấm để tán hàn. Bài thuốc: Tai quả hồng (sao vàng) 10 cái, riềng (thái mỏng sao vàng)20g (nếu có đinh hương thì cho 5 nụ). Cho cả 2 vị vào ấm, đổ 300ml nước,sắc còn 150ml. Người lớn uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi chia 2 - 3 lần uống.Có thể tán nhỏ, bỏ lọ nút kín dùng dần. Do nhiệt: Miệng hôi, khát nước, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, trong ngườinóng bứt rứt, lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa: Thanh nhiệt giáng hỏa (làm cho mát để hạ hỏa). Bài thuốc: Lá tre 20g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, tinh tre 20g, bán hạ (chếnước gừng) 8g, thạch cao (nướng đỏ) 3g, mạch môn (bỏ ruột) 16g, tai quảhồng 10 cái. Các vị cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Người lớnchia 2 lần uống trong 1 ngày. Trẻ em tùy tuổi chia 3 - 4 lần uống. Do khí uất (bệnh can): Đau tức ngực và sườn, miệng đắng, mạch huyền. Phép chữa: Điều khí hư uất (làm cho điều hòa khí, để giải uất). Bài thuốc: Củ gấu (sao cháy lông) 30g, ô dược 16g, quả dành dành 4g,thanh bì (sao thơm) 20g, tai quả hồng (sao vàng) 10 cái. Các vị cho vào ấm,đổ 300ml nước, sắc còn 150ml. Do thực tích: Ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc bụng đầy, rêulưỡi vàng, mạch hoạt. Phép chữa: Tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thứ tích đọng trong dạ dày). Bài thuốc: Sa nhân 12g, củ gấu (giã dập sao vàng) 16g, trần bì (saothơm) 12g, chỉ xác 10g. Các vị sao chế xong, cho vào ấm đổ 300ml nước,sắc còn 150ml. Người lớn uống 2 lần trong 1 ngày. Trẻ em tùy tuổi chia 2 -3 lần uống. Có thể tán bột mà dùng. Do đờm ngưng đọng: Dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều hoặc có ho, mạch hoạt sác. Phép chữa: Tiêu đờm giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không chokhí nghịch lên). Bài thuốc: Trần bì (sao thơm) 16g, bán hạ (tẩm nước gừng chế) 12g,gừng sống 10g. Các vị cho vào ấm, đổ 300ml nước, sắc còn 100ml. Ngườilớn uống cả 1 lần, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi chia 2 - 3 lần uống. ...

Tài liệu được xem nhiều: