Danh mục

5 bí quyết giữ lửa hạnh phúc gia đình

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học cách hài lòng với quyết định của mình là vô cùng quan trọng. Nếu bạn muốn hạnh phúc, tốt nhất hãy là một người biết hài lòng và dạy cho con bạn điều đó. Trong cuộc sống bận rộn khi nuôi con nhỏ, hạnh phúc dường như thật mong manh. Cả nhà ngồi thưởng thức bữa sáng cùng nhau chưa được một phút thì ly nước cam đổ ra bàn, và không còn ai muốn ăn bánh nữa. Nếu em bé càng hờn dỗi thì cha mẹ càng bực mình. Không khí u ám sẽ càng kéo dài trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 bí quyết giữ lửa hạnh phúc gia đình 5 bí quyết giữ lửa hạnh phúc gia đình Học cách hài lòng với quyết định của mình là vô cùng quan trọng. Nếu bạn muốn hạnh phúc, tốt nhất hãy là một người biết hài lòng và dạy cho con bạn điều đó. Trong cuộc sống bận rộn khi nuôi con nhỏ, hạnh phúc d ường như thật mong manh. Cả nhà ngồi thưởng thức bữa sáng cùng nhau chưa được một phút thì ly nước cam đổ ra bàn, và không còn ai muốn ăn bánh nữa. Nếu em bé càng hờn dỗi thì cha mẹ càng bực mình. Không khí u ám sẽ càng kéo dài trong gia đình. Thực ra, việc đổ nước cam, thậm chí là tồi tệ hơn, có thể xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Với những gia đình hạnh phúc thực sự, những sự cố đó không gây nhiều tác động. Nói như văn hào Tolstoy, gia đình hạnh phúc thực sự là mọi người bình đẳng và cư xử như nhau, giúp họ vượt qua tất cả những thất bại lớn nhỏ. Bắt chước họ có thể giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Bày tỏ lòng biết ơn Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn rất có lợi. Chúng ta sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, thành công hơn, lạc quan hơn và có xu hướng thích giúp đỡ người khác hơn. Bày tỏ lòng biết ơn không phải là bản năng tự nhiên hay hành động tự phát. Nếu thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn thì chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự biết ơn. Bày tỏ lòng biết ơn không chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn, mà còn nêu gương tốt cho con của bạn. Bạn cũng nên khuyến khích bé có thói quen thừa nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Có thể yêu cầu bé gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ mình. Để cho bé không thấy nhàm chán, hãy để bé được sáng tạo, như vẽ những bức tranh, gửi những bức hình thay lời cảm ơn. Hãy cảm ơn cuộc sống bất cứ khi nào gia đình bạn có thời gian bên nhau, dù vào bữa sáng, bữa tối, trước khi đi ngủ, hoặc thậm chí trong xe hơi. Hài lòng với lựa chọn của mình Đây chính là chìa khóa của hạnh phúc. Học cách hài lòng với quyết định của chúng ta là vô cùng quan trọng. Theo Giáo sư tâm lý Barry Schwartz của trường Swarthmore, Pennsylvania, nhiều người tham vọng và có quá nhiều sự lựa chọn rốt cuộc đã phải đau đầu vì những lựa chọn đó. Ngồi ngắm biển trên ban công khách sạn nhưng họ không thấy thoải mái vì họ thấy có góc nhìn khác đẹp hơn. Nếu bạn muốn hạnh phúc, tốt nhất hãy là một người biết hài lòng và dạy cho con bạn điều đó. Phần lớn trẻ em không học cách cư xử đơn thuần qua những gì nó được chỉ bảo. Bạn nên làm hình ảnh mẫu cho chúng. Nếu bạn đứng núi này trông núi nọ thì bé của bạn cũng có tâm lý đó. Hạn chế sự lựa chọn cũng là một chiến thuật để làm giảm sự không hài lòng. Nick Manhart, một người cha của 4 đứa trẻ dưới 6 tuổi, nói rằng vợ chồng ông thường đưa cho các con của mình một thực đơn đã cố tình thu nhỏ của các tùy chọn. “Chào hàng” ít hơn sẽ làm cho mỗi lần trải nghiệm của bé vui hơn. Ghi nhớ những khoảnh khắc vui vẻ Những nghiên cứu chỉ ra rằng những người hạnh phúc luôn chú ý đến những khoảnh khắc vui vẻ, trong hiện tại, quá khứ và tương lai. Người lớn thường bị mệt mỏi vì những điều tiêu cực. Có thể dạy trẻ nhìn thấy màu hồng trong một bức tranh tối, bằng cách tập trung vào những mặt tích cực. Ví dụ, khi bạn kể lại một ngày của bạn cho bé, bạn sẽ chủ ý đóng khung những điểm nổi bật. Đó không phải là bạn bỏ qua những nhược điểm, thay vào đó, bạn có thể giải thích cách bạn xử lý sự việc và cố gắng để bé có cái nhìn tích cực. Bạn có thể cũng thường xuyên nhắc nhở con về những điều tốt đẹp đã xảy ra trong quá khứ, và cả những gì có thể xảy ra trong tương lai. “Trước khi đi ngủ, chúng tôi nói về những gì các bé sẽ mơ về, Shannon Rebolledo, mẹ của 3 em bé dưới 5 tuổi cho biết. Thông thường, một ngày sẽ kết thúc bằng cách mơ về những gì mà bọn trẻ thực sự yêu thích trong ngày. Thưởng thức quá khứ cũng là cách hữu ích tạo ra hạnh phúc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn hồi tưởng, bộ não như được sống lại cảm giác của niềm vui ban đầu. Kéo dài niềm vui Đạt được tất cả những gì chúng ta muốn không phải là công thức của hạnh phúc. Mọi người thích nhận phần thưởng dần dần chứ không phải cùng một lúc. Chúng ta có trực giác tạo ra sự tương phản để nhận ra cái tốt hơn. Nó giống như là ở California, bạn không đánh giá cao những ngày nắng. Sau đó bạn trở lại Nebraska, trời không nắng và xám xịt, và bạn thấy California thật tuyệt Vì thế, nếu bạn không thể mua những chiếc quần jeans hay không thể cho con tham gia trại hè đắt tiền như bé mong muốn thì cũng không nên buồn. Bởi nếu bạn có thể mua mọi thứ cho gia đình của mình, bất cứ thứ gì mới mà bọn trẻ có cũng vẫn là rất ít. Nhưng với một đứa trẻ vốn không có gì thì chỉ một món nhỏ cũng đã là tuyệt vời”. Củng cố mối quan hệ của bạn Tất cả nghiên cứu về hạnh phúc chỉ ra rằng: nhân tố quan trọng trong cuộc sống của những người hạnh phúc là các mối quan hệ cá nhân thân thiết. Cuộc sống con người có nghĩa là sống bên nhau. Ngược lại, sự bất mãn phát triển khi con người cho phép những thứ họ nghĩ là mang lại hạnh phúc như tiền bạc, thành tích… lấy đi thời gian mà đáng ra họ có thể chia sẻ tình yê ...

Tài liệu được xem nhiều: