Danh mục

5 cách đối phó với bệnh do thời tiết

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.72 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời tiết mưa ẩm xen nắng ấm kéo dài không chỉ khiến nhà cửa, áo quần hôi hám mà còn tạo điều kiện cho muỗi, nấm, côn trùng phát triển gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm… Làm cách nào để đối phó?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 cách đối phó với bệnh do thời tiết 5 cách đối phó với bệnh do thời tiếtThời tiết mưa ẩm xen nắng ấm kéo dài không chỉ khiến nhà cửa, áo quần hôi hám mà còntạo điều kiện cho muỗi, nấm, côn trùng phát triển gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêuhóa, cảm cúm… Làm cách nào để đối phó?Thời tiết thay đổi liên tục dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: internet1. Không đi về khuyaTheo BS Duy Anh (Bệnh viện E), thời tiết thay đổi, mưa phùn ẩm ướt rất dễ gây các bệnhđường hô hấp (sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đàm, thở khó, viêm mũi, họng, viêm VA, viêmamidan, viêm xoang…) do các siêu vi và vi khuẩn xâm nhập mũi, họng. Người lớn có thểbị cảm, ho nhẹ, nhưng người già, trẻ em (đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi) dễ trở nặng nhanh thànhviêm phế quản, viêm phổi. Do vậy, không nên đi dưới trời mưa, đi chơi khuya, hạn chếgần người ho khạc kẻo nhiễm bệnh.cảm lạnhMưa ẩm xen nắng ấm các bà mẹ có thể phòng bệnh hô hấp, cảm… cho con bằng cáchsáng ra cho con đi học mặc một áo cotton mỏng và thêm áo khoác. Tới trưa nóng thì cởiáo khoác để tránh bị đổ mồ hôi, thấm ngược làm trẻ cảm lạnh. Chiều lạnh sẽ choàng áokhoác trước khi ra đường. Ban đêm trẻ thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăncho trẻ để tránh bị cảm lạnh.Nếu đã bị ho, sổ mũi tuy nhẹ cũng nên đi khám chữa ngay (nhất là trẻ em khi thấy sốtcao, thở gấp, bỏ bú…). Mắc các bệnh về miệng, xoang, mũi… cần điều trị dứt điểm,tránh để tồn tại và biến chứng, uống thuốc đúng toa, đủ liều để không bị kháng thuốc.2. Làm khô nhà cửaNhà cửa ẩm mốc là nơi chứa nhiều vì khuẩn. Vì vậy, để ngừa bệnh trước hết hãy vệ sinhnhà cửa được thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ. Quần áo không treo nhiều trên tường, ngủphải treo màn. Để tránh nấm mốc, vi nấm cần giảm độ ẩm trong nhà, dọn sạch đồ vật bịnấm mốc để tránh bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp... Phòng ngủ (nhất là phòng củatrẻ) năng hút ẩm. Không phơi quần áo trong nhà bếp, nhà tắm vì vừa hôi, vừa lâu khô.Trước khi mặc nên là kỹ để quần áo phẳng, đẹp và loại bỏ vi khuẩn sót lại quần áo.Mưa ẩm làm áo mưa cũng hay bị hôi, mốc trắng, hoặc thâm đen. Khi đi mưa về vẩy ráonước, treo khô rồi gấp cất. Nếu áo mưa bị bẩn hãy dùng xà phòng và bàn chải mềm chàsạch, phơi chỗ râm mát. Nếu là áo mưa kiểu quần áo thì dùng giẻ nhúng nước xà phònglau thì áo vừa sạch, vừa không bị sờn. Lỡ áo mưa bị mốc trắng cần dùng khăn vải mềmthấm dấm thanh, lau sạch sẽ hết mốc. Để xử lý những vết thâm kim, mốc nên thấm vảivào nước cốt chanh rồi phơi ngoài nắng vài giờ, rồi thu về giặt lại bằng xà phòng.Dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết để đối phó với bệnh do thời tiết. Ảnh: internet3. Bổ sung dinh dưỡngThời khắc chuyển mùa là lúc mà sức đề kháng của bạn phải chịu sự thay đổi lớn từ môitrường bên ngoài chính vì vậy để tăng cường sức khoẻ chống lại bệnh tật thì cần tăngcường sức đề kháng cho cơ thể bằng những thực phẩm nhiều vitamin C như: Cam, bưởi,chanh. Bạn nên ăn thêm một số loại rau quả tốt cho đường hô hấp như: Ớt ngọt có tácdụng làm hệ hô hấp thông thoáng; các loại rau họ cải giúp tăng cường hệ miễn dịch,chống lại các siêu vi nhờ các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn như glucosinolate vàchất chống ôxy hóa trong rau cải; Hành cũng có khả năng chống viêm đồng thời cũng rấtgiàu các vi chất có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn tấn công hệ hô hấp,các loại siêu vi.Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ như: Bắp cải, bôngcải xanh, cà rốt, bí ngô và khoai lang… giúp làm giảm sự hấp thu cholesterol xấu trongmáu.Nếu bạn bị đau, nhức mỏi cơ thể thì không nên ăn măng tre, cà tím, rau muống, rau nhút,đậu bắp mà bổ sung ăn thịt (chim sẻ, thịt dê, thịt thỏ, thịt nai… ướp bột quế, gia vị vừađủ) nấu cháo để cơ thể chóng phục hồi.4. Nhỏ mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lýTheo BS Đặng Văn Quế (BV mắt Quốc tế, Hà Nội), thời điểm này dễ bị đau mắt do dịứng, với các triệu chứng viêm mi mắt, mắt ngứa, chảy nước, mắt bị sung huyết… Hằngngày nên nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý natriclorua 0,9%, nếu mắt bị ngứanhiều thì nhỏ cloroxit 0,4%, không thấy đỡ thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.Không dùng khăn chung, chậu chung để rửa mặt.5. Để chân được “thở”Mưa ẩm kéo dài hay mắc nhiễm nấm do đi giày - tất lâu (do không khí khó lưu thông ởchân). Vì vậy, khi ở trong nhà, văn phòng mọi người nên đi dép thoáng khí để chânkhông bị ẩm ướt dẫn đến nhiễm trùng nấm. Hàng ngày rửa chân sạch để khô hoàn toànmới lại đi giày tất. ...

Tài liệu được xem nhiều: