Danh mục

5 mẹo nhỏ giúp nâng cao kỹ năng làm cha mẹ?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 81.66 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Kiên nhẫn Khi nói chuyện với trẻ, bạn nên nhìn thẳng vào mắt trẻ và dùng lời nói nhẹ nhàng. Đôi khi các bậc phụ huynh thường tự đặt mình ở vị trí cao hơn rẻ con, xem nhẹ con, thậm chí la lớn hay quát mắng. Đánh mắng chỉ là hạ sạch và đem lại kết quả ngược lại mà thôi. Có thể trẻ bề ngoài thì nghe lời nhưng bên trong lại ấm ức chống đối.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 mẹo nhỏ giúp nâng cao kỹ năng làm cha mẹ? 5 mẹo nhỏ giúp nâng cao kỹ năng làm cha mẹ? 1. Kiên nhẫn Khi nói chuyện với trẻ, bạn nên nhìn thẳng vào mắt trẻ và dùng lời nói nhẹ nhàng. Đôi khi các bậc phụ huynh thường tự đặt mình ở vị trí cao hơn rẻ con, xem nhẹ con, thậm chí la lớn hay quát mắng. Đánh mắng chỉ là hạ sạch và đem lại kết quả ngược lại mà thôi. Có thể trẻ bề ngoài thì nghe lời nhưng bên trong lại ấm ức chống đối. Hãy xem trẻ phản ứng như thế nào trước thái độ của bạn nhé. 2. Phát hiện và ngăn chặn Khi một sự thay đổi nhỏ trong sinh hoạt của bé khiến bạn cảm thấy bị ảnh hưởng, đó là lúc nên ngăn chặn. Chẳng hạn thói quen quên sách ở trường làm bạn mất thời gian đến lấy, các con luôn tranh giành tivi sau bữa ăn tối khiến bố mẹ nhức đầu. Hãy sắp xếp, kiểm tra và nhắc nhở chúng. Ví dụ bạn dàn xếp cho một đứa tắm, một đứa xem tivi rồi đảo ngược lại. 3. Học hỏi để làm tốt Những thỏa thuận của bố mẹ và con cái được đồng ý trên cơ sở hoà bình, vui vẻ bao giờ cũng có hiệu quả hơn là những luật định cứng nhắc. Đừng tranh cãi với con về những vấn đề quá nhỏ. Ví dụ, nếu bạn bực mình chuyện con vứt bừa giày dép ở chân cầu thang, hãy thỏa thuận với bé về việc cất giầy vào một chiếc hộp xinh xắn bạn sẽ kê gần đó. 4. Không vui chơi suốt ngày Dán những công việc vặt bạn cần trẻ làm lên tủ lạnh để hạn chế thời gian chơi của con. Trẻ sẽ thực hiện lần lượt và hết các công việc trong danh sách đó. Xong việc nào bạn xóa việc ấy đi để trẻ thấy khối lượng công việc mình đã đạt được và sẽ cố gắng hơn để hoàn thành nốt phần việc được giao. Tuy nhiên đừng ép con lúc nào cũng phải làm cái này cái kia, hãy để trẻ tự học cách vui chơi. Giúp trẻ hình thành thói quen, tham gia vào các hoạt động, hay đơn giản là tạo ra một không gian rộng cho trẻ, để cho trí tưởng tượng của trẻ được phát huy một cách tự nhiên. 5. Hiểu trẻ hơn nữa Mỗi tuần bạn hãy dành ra 20-30 phút liên tục bên con bạn. Chia thời gian cho vợ hoặc chồng mình để mỗi người đều có thể sẵn thời gian cho từng đứa mỗi tuần. Hãy tắt điện thoại để lắng nghe khi con bạn muốn nói điều gì đó, nhất là khi trẻ ngập ngừng nửa muốn tâm sự nửa không. Ban đầu có thể cảm giác không được thoải mái khi đối thoại trực tiếp với trẻ nhưng hãy nắm bắt lấy cơ hội như đi chơi hoặc nói về đề tài trẻ thích để tạo không khí nói chuyện thân mật giữa bố mẹ và con cái. Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để cải thiện mối quan hệ với bọn trẻ. Bạn không cần phải áp dụng tất cả mọi thay đổi này cùng một lúc, hãy thực hiện từng cái một cho thực sự nhuần nhuyễn, khi đó bạn sẽ thấy mọi việc rất đơn giản và tự nhiên hơn nhiều. Bố mẹ sẽ yên tâm tìm ra phương pháp dạy con phù hợp nhất. Bạn thấy đấy, con trẻ thật đáng yêu, nhưng mỗi đưa trẻ là cả một thế giới bí ẩn mà người lớn không dễ gì khám phá. Cuộc sống quá bận rộn, bố mẹ khó chăm sóc con cái chu đáo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên đích thân đưa đón con đi học. Dù bố mẹ vất vả hơn, nhưng lại đảm bảo được an toàn cho trẻ, vừa tạo tình thân đặc biệt giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ cùng tham gia các trò chơi với bé như chơi nhà chòi, bán đồ hàng, chơi búp bê... với bé gái. Chơi đánh trận, tập đánh cờ tướng... với bé trai. Ban đầu, có thể bé sẽ không mấy hưởng ứng, nhưng bạn cần hết sức kiên nhẫn để khuyên nhủ, chăm sóc bé.

Tài liệu được xem nhiều: