Danh mục

50 đề thi học sinh hiỏi môn Ngữ văn lớp 9 Có đáp án

Số trang: 152      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.70 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (152 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gửi đến các bạn học sinh 50 đề thi học sinh hiỏi môn Ngữ văn lớp 9 Có đáp án được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
50 đề thi học sinh hiỏi môn Ngữ văn lớp 9 Có đáp án ----NGUYỄN QUANG HUY----TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (Có đáp án chi tiết) Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016 =====================Câu 1. (4,0 điểm) Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ sau: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977) nắng thu đang trải đầy đã trăng non múi bưởi bên cầu con nghé đợi cả chiều thu sang sông. (Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)Câu 2. (6,0 điểm) Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.(Marilin Vos Savant) Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiếntrên.Câu 3. (10,0 điểm) “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc màcòn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữthơ.” (Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004) Anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của NguyễnDuy. Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiết =====Hết===== Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. UBND TỈNH BẮC NINH HƢỚNG DẪN CHẤMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Hướng dẫn chấm có 05 trang)Câu 1 (4,0 điểm) Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơsau: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977) nắng thu đang trải đầy đã trăng non múi bưởi bên cầu con nghé đợi cả chiều thu sang sông. (Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)- Điểm tương đồng (2,0 điểm) + Đề tài: mùa thu + Thể thơ, giọng điệu: thể thơ năm chữ, giọng điệu tha thiết, lắng sâu, + Cảm xúc: bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến và những cảm nhận tinh tế sâusắc của cái tôi trữ tình trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong khoảnh khắc giaomùa và ở giữa mùa thu. + Hình ảnh: chân thực, gợi hình, gợi cảm mang những nét đặc trưng củamùa thu xứ Bắc. Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, sử dụng sáng tạo nghệ thuật nhân hóa…- Điểm khác biệt (2,0 điểm): Hai bài thơ được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau: Sang thu (1977) cònChiều sông Thương (1992) vì vậy nội dung của mỗi đoạn thơ gắn với cảm xúc, tâmtrạng của tác giả ở từng thời điểm riêng biệt. + Sang thu: Đoạn thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về mùa thu từ một khuvườn (không gian hẹp) thiên nhiên được mở ra ở góc nhìn rộng lớn, nhiều tầng bậchơn. Bức tranh thu được gợi ra từ những gì vô hình chuyển sang những hình ảnhcụ thể, hữu hình (sông, chim, mây) với không gian rộng dài, cao xa vời vợi. Mộtbức tranh thu hiện đại, cấu trúc đăng đối tự nhiên, chặt chẽ, tuyệt đẹp. Dòng sông Tuyển tập 50 đề thi Học Sinh Giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 – Có đáp án chi tiếtkhông cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa nguồn mùa hạ mà êm ả, dềnh dàng,lững lờ trôi như suy tư, như ngẫm nghĩ, như đang thưởng thức những ngày nhànhạ. Ngược lại với dòng sông, cánh chim bắt đầu vội vã bay. Đám mây mùa hạthảnh thơi, duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Chữ “vắt” vừa gợi hình, vừa gợicảm đám mây mềm mỏng như dải lụa, như tấm khăn voan của thiếu nữ vắt trênbầu trời nửa đang còn mùa hạ, nửa đã nối sang thu. + Chiều sông Thương Nếu đoạn thơ trong Sang thu là những cảm nhận về thiên nhiên ở thời khắccuối hạ sang thu thì khổ thơ trong Chiều sông Thương lại là cảm nhận ở thời khắcchiều thu, khi đất trời đang độ giữa thu. Cảnh vật được miêu tả rất thực về dòngsông, bầu trời, con nghé bên cầu đợi… Hình ảnh thơ đẹp dịu dàng, gợi ra bức tranhthanh bình, ấm áp: nắng thu còn trải rộng khắp nhân gian mà trăng non như múibưởi đã in trê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: