Nếu để trả lời: Học với mục đích làm thuê, viết mướn, làm trâu làm ngựa, thì câu hỏi này bất thành vấn đề.
Trái lại, những ai thực hành đúng theo tinh thần Ohsawa lại có một mục đích cao cả: Học để làm người. Nhân đấy vấn đề giáo dục thành hình.
Giáo dục theo phương pháp Ohsawa là một nền giáo dục tự nhiên, chẳng cần học hiệu nào, chẳng cần một đại học đường nào, một nền giáo dục không những cần có sau khi sinh ra đời, mà còn chú trọng từ lúc đang nằm trong thai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
50 NĂM THỰC NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC Ý CHÍ
50 NĂM THỰC NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC Ý CHÍ
(“ISHI” KYOIKY GỌU NEN NO JIKKRN HOKOKU)
SAKURAZAWA NYOICHI (OHSAWA)
A.M Ngô Thành Nhân dịch
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản
Lời người dịch
Lời nói đầu
Chương I: Căn bản của tất thảy nền giáo dục: Giáo dục ý chí.
Chương II: Giáo dục ý chí.
Chương III: Nền giáo dục trong thế giới văn minh.
Chương IV: Một thế giới mới: Thế giới hoà bình nhờ giáo dục sáng tạo
Món ăn đúng phép của các dựng phụ (Phụ nữ có thai)
Chương V: Trật tự vũ trụ
Chương VI: Kết luận
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
HỌC ĐỂ LÀM GÌ?
Nếu để trả lời: Học với mục đích làm thuê, viết mướn, làm trâu làm ngựa, thì câu hỏi này bất thành vấn đề.
Trái lại, những ai thực hành đúng theo tinh thần Ohsawa lại có một mục đích cao cả: Học để làm người.
Nhân đấy vấn đề giáo dục thành hình.
Giáo dục theo phương pháp Ohsawa là một nền giáo dục tự nhiên, chẳng cần học hiệu nào, chẳng cần một
đại học đường nào, một nền giáo dục không những cần có sau khi sinh ra đời, mà còn chú trọng từ lúc đang
nằm trong thai mẹ nữa.
Quyển “50 năm thực nghiệm và giáo dục ý chí” này là một la bàn cho những ai muốn tạo một đời sống tự do
vô biên, hạnh phúc vĩnh cửu, công bình tuyệt đối, không những cho mình mà cho các thế hệ mai sau.
Quyển sách này là quyển thứ 9 về phương pháp Ohsawa, chúng tôi được hân hạnh xuất bản trong 8 năm
nay.
Một điều nên chú ý, quyển sách này được xuất bản, chính là do chỗ khuyến khích của nhiều người về cả vật
chất lẫn tinh thần – đông tay vỗ nên kêu, nhờ đấy những sách của Ohsawa tiên sinh sẽ được lần lượt xuất
bản.
LỜI NGƯỜI DỊCH
Nghiên cứu về phương pháp Ohsawa, chúng ta thấy Ohsawa tiên sinhh rất phản đối lối học của nhà trường,
cho đó là lối học gò bó bộ não con người, không cho phát triển theo thiên nhiên. Vì thế kẻ học nhà trường
chỉ thành ra bộ máy nói, và cách giáo dục ấy chỉ đúc ra một loạt người nô lệ, chẳng ích gì cho hạnh phúc xã
hội. Tiên sinh nhận thấy rằng sau một thời gian ở nhà trường, người ta ra đời chỉ chăm lo đến làm thuê viết
mướn để kiếm ăn, dành dụm tiền bạc, rồi về già, xây một cảnh nhà chun đụt, thế là mãn nguyện, ngoài ra
không gì nữa. Đại đa số đều thế. Thoát ra ngoài khuôn khổ ấy, tiên sinh là người chẳng tốt nghiệp một
trường học nào, mọi việc đều tự học lấy.
Quyển “50 năm thực nghiệm về giáo dục ý chí” này của tiên sinh viết bằng Nhật văn lúc 74 tuổi, chứng tỏ
cách giáo dục hiện đại không những vô ích mà còn có hại nữa. Đây là một cái khuôn vàng cho những ai
muốn học làm con người.
Chúng tôi xin dịch để cống hiến cho bạn đọc.
A.M Ngô Thành Nhân.
LỜI NÓI ĐẦU[/size]
Một nền giáo dục hiện đại của phương Tây chỉ là nền giáo dục về kỹ thuật, chức nghiệp, kiếm ăn. Trí phán
đoán của họ chỉ quanh ở giai đoạn 2.
Mục đích của nền giáo dục là chinh phục tự nhiên.
Từ đầu thế kỷ 19, nền giáo dục của Tây phương đã cho rằng khoa học là điều kiện tối cao của người.
Cái mộng tưởng duy nhất của khoa học là làm thế nào đến một ngày sẽ quét sạch cảnh nghèo khổ là cảnh
tai ương ghê gớm nhất ở mặt địa cầu này.
Trái lại trước đây 5000 năm, nền giáo dục của Đông phương dạy phải đùa bỡn với cảnh nghèo khổ, xem đấy
là cảnh thanh bạch, thánh trí. Lại còn dạy cho rằng, mỗi khi gặp cảnh khó khăn và đau khổ, phải đem lòng
biết ơn, cho đấy là kẻ dìu dắt mình, vì thế bảo rằng chỉ cần một túp lều đủ che mưa gió là xong, chỉ một vài
vốc cơm rau cho đỡ đói là đủ.
Nền giáo dục của Đông phương còn dạy phải xem cảnh nóng lạnh là bậc nhất mài dũa cho mình thành ra
cứng cỏi, chứ chẳng bao giờ xem cảnh ấy là địch thù. Nền giáo dục ấy bảo không nên giết hại loài vật. Nền
giáo dục Cực đông còn dạy cho chúng ta mỗi khi gặp phải hoàn cảnh nào trái nghịch cũng chịu đựng được
tất thảy, có lòng bao dung, đối đãi cới mọi người cho có vẻ âu yếm, còn đối với bản thân mình phải nghiêm
khắc, phải kính trọng kẻ khác, thương yêu đùm bọc họ, vì rằng mình sống trong đời này, vật gì cũng được
tạo hoá ban không cho một cách vô tận. Người ta phải vui lòng hy sinh cả đời mình để tìm cho ra chân lý,
nghĩa là tìm cho ra một nguyên tắc vạn hữu, hàng ngày đem ra thực hành, nghĩ là tìm cho được chữ Hoà,
Kính, Thanh tịnh thực hành phương pháp ăn ưống đúng phép (chính thực).
Nền giáo dục của Cực đông rõ là nền giáo dục sâu sắc về tinh thần, thuận theo cảnh tự nhiên mà đạt tới chỗ
cao cả của trí phán đoán. Thế nhưng ngày sau những nhà chuyên học về lý luận và kiếm ăn, tô vẽ ra một
nền giáo dục “đem hạt giống gieo thành mộng, nở hoa sinh quả gấp đi” (Tane ya me ni Sugu hana ya mi to
naru wo oshieru) vì thế nền giáo dục ngày xưa bị truỵ ...