6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.26 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những người thành công biết dùng nụ cười, lời khen biểu lộ sự thân thiết để khuyến khích, khẳng định giá trị của người khác và rất ít khi nói những câu chán nản. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình 6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình (Hiếu học) Những người thành công biết dùng nụ cười, lời khen biểu lộ sự thân thiết để khuyến khích, khẳng định giá trị của người khác và rất ít khi nói những câu chán nản. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất. Tất cả chúng ta đều thích một lời khen ngợi, thậm chí là từ người mẹ của chúng ta. (Hình: Morningwind.org) Đâu là sự khác biệt giữa lời khen làm thăng hoa và lời xu nịnh phá hỏng mối quan hệ? Các nhà khoa học xã hội và các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng: a. Lời khen từ một người lạ có sức thuyết phục hơn những người mà ta đã biết. b. Lời khen của bạn sẽ có độ tin cậy lớn hơn khi lời khen đó dành cho một người “kém hấp dẫn” hoặc một người hấp dẫn mà bạn chưa từng gặp mặt trước đó. c. Bạn sẽ được coi trọng hơn nếu như bạn mở đầu những lời khen của mình bằng thái độ khiêm tốn đối với những người ngang hàng hoặc thấp kém hơn mình. Ngược lại, nếu bạn có vị trí thấp hơn họ, những lời khiêm tốn, hạ mình sẽ làm giảm độ tin cậy trong lời khen của bạn (dễ bị đánh giá là xun xoe, xu nịnh). Để áp dụng cụ thể những nghiên cứu này, dưới đây là 6 cách đưa ra lời khen hiệu quả: 6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình 1. Khen ngợi chứ không tâng bốc: Để tránh những trường hợp bị nghĩ là đang bợ đỡ, bạn hãy đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ 3. Thay vì nói trực tiếp với ai đó (ông chủ, khách hàng, người mà bạn thầm yêu…) sự ngưỡng mộ của bạn đối với họ, hãy nói điều đó với người có quan hệ thân thiết với đối tượng mà bạn muốn khen. Đây là cách giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị nghi ngờ rằng bạn là kẻ xu nịnh đang cố gắng đạt điều mình muốn. Đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ 3, bạn cũng sẽ để lại cho đối tượng tiếp nhận niềm hạnh phúc tuyệt vời rằng bạn đang nói với cả thế giới về những ưu điểm lớn của họ. Ngoài ra, cách này cũng còn có thể áp dụng trong những trường hợp tương tự. Đó là, bất cứ khi nào bạn nghe được lời tán dương về người nào đó, đừng để lời tán dương này kết thúc sau khi bạn nghe xong, mà hãy ghi nhớ và nói lại cho người được khen. Khi đó, người được khen sẽ là người hạnh phúc nhất và hẳn nhiên, tất cả mọi người đều yêu quý những ai mang đến cho họ tin tức vui vẻ, tốt lành. 2. Ngầm bày tỏ sự ngưỡng mộ: Không nên đưa ra một lời khen quá lộ liễu, chỉ nên ngụ ý điều gì đó tốt đẹp về người đối thoại với bạn mà thôi. Bạn cũng phải hết sức chú ý về những hàm ý không tốt ngoài ý muốn như: “Mặc dù hơi mập nhưng bạn nhảy rất đẹp đấy…” Một cách ngầm khen ngợi khác đó là, “lời khen tình cờ”: khéo léo đưa lời khen vào trong câu nói của bạn. Hãy thử đi, bạn và họ sẽ cảm thấy thích, ví dụ: “ Bạn quá rành về luật hợp đồng nên bạn tìm hiểu kỹ trước khi ký kết còn tôi thật là dại dột vì đã không làm như vậy”… 3. Lời khen trực tiếp “đặc biệt”: Đó là lời khen ngợi về một phẩm chất rất cá nhân nhưng cũng rất cụ thể mà bạn nhận ra ở một người nào đó. Lời khen “đặc biệt” không phải là “Cái áo của bạn rất đẹp” hoặc “Bạn là một người tử tế”. Hãy tìm kiếm một phẩm chất lôi cuốn, cụ thể và độc đáo mà người đó có được như: “Đôi mắt của bạn mới đẹp làm sao”; “Bạn là một người rất trung thực, hiếm có” … Hầu như mọi người đều thích nhận được lời khen “đặc biệt của riêng mình”, và tất cả mọi người đều có cảm giác thân thiện với người khen tặng. Tuy nhiên , bạn phải lưu ý 3 quy tắc sau: Quy tắc 1 - Chỉ nói riêng với người nhận: Nếu bạn đứng cùng một nhóm phụ nữ và bạn khen ngợi 1 người phụ nữ có phom người cân đối thì những phụ nữ khác sẽ cảm thấy mình như thùng mỡ vậy… Đồng thời, bạn làm cho chính người nhận lời khen cũng không cảm thấy thoải mái gì. Quy tắc 2 – Hãy làm cho người ta tin vào lời khen đặc biệt của bạn. Chẳng hạn như, tôi là một người không có khiếu âm nhạc. Nếu một ai đó nói rằng họ thích giọng hát của tôi, tôi biết đó là những lời nhảm nhí, không thật tình. Quy tắc 3 – Chỉ nói duy nhất một “lời khen đặc biệt” với 1 người trong vòng nửa năm. Nếu không, bạn sẽ bị xem là một người giả dối, bợ đỡ, xu nịnh… Nếu sử dụng đúng, “lời khen đặc biệt” có thể lôi cuốn được tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi bạn nói chuyện với người mới quen, với một người lạ mà bạn muốn kết bạn lâu dài. Còn như bạn muốn khen ngợi những người bạn của mình thường xuyên hơn, hãy sử dụng những cách tiếp theo trong bài: “6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình – phần 2”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình 6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình (Hiếu học) Những người thành công biết dùng nụ cười, lời khen biểu lộ sự thân thiết để khuyến khích, khẳng định giá trị của người khác và rất ít khi nói những câu chán nản. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất. Tất cả chúng ta đều thích một lời khen ngợi, thậm chí là từ người mẹ của chúng ta. (Hình: Morningwind.org) Đâu là sự khác biệt giữa lời khen làm thăng hoa và lời xu nịnh phá hỏng mối quan hệ? Các nhà khoa học xã hội và các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng: a. Lời khen từ một người lạ có sức thuyết phục hơn những người mà ta đã biết. b. Lời khen của bạn sẽ có độ tin cậy lớn hơn khi lời khen đó dành cho một người “kém hấp dẫn” hoặc một người hấp dẫn mà bạn chưa từng gặp mặt trước đó. c. Bạn sẽ được coi trọng hơn nếu như bạn mở đầu những lời khen của mình bằng thái độ khiêm tốn đối với những người ngang hàng hoặc thấp kém hơn mình. Ngược lại, nếu bạn có vị trí thấp hơn họ, những lời khiêm tốn, hạ mình sẽ làm giảm độ tin cậy trong lời khen của bạn (dễ bị đánh giá là xun xoe, xu nịnh). Để áp dụng cụ thể những nghiên cứu này, dưới đây là 6 cách đưa ra lời khen hiệu quả: 6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình 1. Khen ngợi chứ không tâng bốc: Để tránh những trường hợp bị nghĩ là đang bợ đỡ, bạn hãy đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ 3. Thay vì nói trực tiếp với ai đó (ông chủ, khách hàng, người mà bạn thầm yêu…) sự ngưỡng mộ của bạn đối với họ, hãy nói điều đó với người có quan hệ thân thiết với đối tượng mà bạn muốn khen. Đây là cách giúp bạn thoát khỏi nguy cơ bị nghi ngờ rằng bạn là kẻ xu nịnh đang cố gắng đạt điều mình muốn. Đưa ra lời khen gián tiếp thông qua một người thứ 3, bạn cũng sẽ để lại cho đối tượng tiếp nhận niềm hạnh phúc tuyệt vời rằng bạn đang nói với cả thế giới về những ưu điểm lớn của họ. Ngoài ra, cách này cũng còn có thể áp dụng trong những trường hợp tương tự. Đó là, bất cứ khi nào bạn nghe được lời tán dương về người nào đó, đừng để lời tán dương này kết thúc sau khi bạn nghe xong, mà hãy ghi nhớ và nói lại cho người được khen. Khi đó, người được khen sẽ là người hạnh phúc nhất và hẳn nhiên, tất cả mọi người đều yêu quý những ai mang đến cho họ tin tức vui vẻ, tốt lành. 2. Ngầm bày tỏ sự ngưỡng mộ: Không nên đưa ra một lời khen quá lộ liễu, chỉ nên ngụ ý điều gì đó tốt đẹp về người đối thoại với bạn mà thôi. Bạn cũng phải hết sức chú ý về những hàm ý không tốt ngoài ý muốn như: “Mặc dù hơi mập nhưng bạn nhảy rất đẹp đấy…” Một cách ngầm khen ngợi khác đó là, “lời khen tình cờ”: khéo léo đưa lời khen vào trong câu nói của bạn. Hãy thử đi, bạn và họ sẽ cảm thấy thích, ví dụ: “ Bạn quá rành về luật hợp đồng nên bạn tìm hiểu kỹ trước khi ký kết còn tôi thật là dại dột vì đã không làm như vậy”… 3. Lời khen trực tiếp “đặc biệt”: Đó là lời khen ngợi về một phẩm chất rất cá nhân nhưng cũng rất cụ thể mà bạn nhận ra ở một người nào đó. Lời khen “đặc biệt” không phải là “Cái áo của bạn rất đẹp” hoặc “Bạn là một người tử tế”. Hãy tìm kiếm một phẩm chất lôi cuốn, cụ thể và độc đáo mà người đó có được như: “Đôi mắt của bạn mới đẹp làm sao”; “Bạn là một người rất trung thực, hiếm có” … Hầu như mọi người đều thích nhận được lời khen “đặc biệt của riêng mình”, và tất cả mọi người đều có cảm giác thân thiện với người khen tặng. Tuy nhiên , bạn phải lưu ý 3 quy tắc sau: Quy tắc 1 - Chỉ nói riêng với người nhận: Nếu bạn đứng cùng một nhóm phụ nữ và bạn khen ngợi 1 người phụ nữ có phom người cân đối thì những phụ nữ khác sẽ cảm thấy mình như thùng mỡ vậy… Đồng thời, bạn làm cho chính người nhận lời khen cũng không cảm thấy thoải mái gì. Quy tắc 2 – Hãy làm cho người ta tin vào lời khen đặc biệt của bạn. Chẳng hạn như, tôi là một người không có khiếu âm nhạc. Nếu một ai đó nói rằng họ thích giọng hát của tôi, tôi biết đó là những lời nhảm nhí, không thật tình. Quy tắc 3 – Chỉ nói duy nhất một “lời khen đặc biệt” với 1 người trong vòng nửa năm. Nếu không, bạn sẽ bị xem là một người giả dối, bợ đỡ, xu nịnh… Nếu sử dụng đúng, “lời khen đặc biệt” có thể lôi cuốn được tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi bạn nói chuyện với người mới quen, với một người lạ mà bạn muốn kết bạn lâu dài. Còn như bạn muốn khen ngợi những người bạn của mình thường xuyên hơn, hãy sử dụng những cách tiếp theo trong bài: “6 cách đưa ra lời khen đúng lúc và chân tình – phần 2”. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm Bí quyết tự đánh giá thành tích kỹ năng lãnh đạo. kỹ năng giao tiếp nghệ thuật sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 773 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 420 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 305 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 288 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 236 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 229 0 0 -
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 223 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 221 0 0 -
3 trang 214 0 0