Thông tin tài liệu:
Hầu hết bố mẹ khi điên tiết đều thốt ra những câu này với con rồi sau đó ước gì mình chưa nói. Có những cách để bạn kiềm chế bản thân và không nói ra những câu khiến mình phải hối tiếc. Đây cũng là một kỹ năng mà bạn có thể học và sẽ học được nếu muốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 câu nói bố mẹ có thể hại con6 câu bố mẹ nói hại conHầu hết bố mẹ khi điên tiết đều thốt ra những câu này với con rồi sau đó ướcgì mình chưa nói.Có những cách để bạn kiềm chế bản thân và không nói ra những câu khiến mìnhphải hối tiếc. Đây cũng là một kỹ năng mà bạn có thể học và sẽ học được nếumuốn.Dưới đây là những gợi ý từ Parental Support Line để bạn hiểu và tránh nói nhữngđiều làm tổn thương con cái và làm hỏng mối quan hệ giữa bạn với trẻ.Thật nực cười. Sao con phải buồn về điều đó.Nếu bạn có một đứa con tuổi teen, bạn có thể thấy trẻ trở nên buồn bã về nhữngvấn đề dường như chẳng đáng gì hay rất vụn vặt. Bạn tự hỏi sao cậu con trai có thểchạy vào phòng và đóng rầm cửa lại chỉ vì cô bạn gái chưa trả lời tin nhắn ngay.Trong khi hành vi này có vẻ là ngớ ngẩn dưới góc nhìn của người lớn, hãy cố gắngkiềm chế, đừng phủ nhận cảm xúc của con. Hãy nghĩ về cảnh khi bạn đang khóchịu, lại bị người khác coi thường cảm xúc của mình.Khi một đứa trẻ tin rằng ý nghĩ hay cảm xúc của mình bị bài bác, nó không chỉcảm thấy bị cô lập mà còn trở nên giận dữ, thất vọng nữa.Vì thế, nếu con bạn nói Mẹ chẳng bao giờ đứng về phía con, mẹ lúc nào cũngbênh anh khi nổ ra một cuộc tranh cãi, và bạn đáp lại Không có chuyện đó thìcũng là một hình thức phủ nhận cảm xúc của trẻ. Thay vì nói vậy, bạn có thể nóiỒ, mẹ thấy có chút khác biệt. Hãy nói mẹ nghe xem con thấy thế nào?. Bằngcách này, bạn sẽ tránh dọn đường cho cuộc tranh luận tiếp tục và khiến con hunghăng hơn. Hãy làm điều đó sau này, khi trẻ đã bình tĩnh lại và sẵn sàng trò chuyện. Ảnh minh họa: Theawl.com.Con giống hệt bố hay Sao con không thể giống như anh conNghe có vẻ như vô hại, nhưng cú đánh này có thể nện vào cả trẻ và bố hay mẹchúng. Chẳng hạn, nếu người cha hay bị chỉ trích trong nhà, sẽ không phải là lờikhen con khi so sánh nó với bố. Và mỗi lần ông bố bị chỉ trích, trẻ sẽ nhận đượchai cú giáng.Thật không dễ chịu cho trẻ khi nghe bố mẹ nói những điều tiêu cực về nhau và nếutrẻ bị dán nhãn giống hệt bố mày, nó sẽ cảm thấy tức giận và xấu hổ khi bố bị chỉtrích. Còn nếu bố mẹ đã ly dị, và trẻ bị so sánh với người bố không còn sống cùng,thì cảm giác càng tồi tệ.Điều này cũng tương tự như câu nói Sao con không giống như anh con. Đây làmột cạm bẫy đối với bố mẹ, đặc biệt là khi bạn có một đứa con hiếu động trong khiđứa kia lại cư xử hòa nhã. Khi bạn sử dụng hình thức so sánh này, nó gây tổnthương và tạo sự ngăn cách giữa các con. Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ là duy nhất và mỗiđứa có những phẩm chất tốt riêng.Con chẳng bao giờ làm đúng điều gì/ Con lúc nào cũng saiNếu bạn muốn hạ thấp con, hãy nói câu này. Những điều này nói ra sẽ khiến ngườinghe cảm thấy xấu hổ. Mặc dù nhiều người nghĩ xấu hổ là một cách tốt để phạt trẻ,nhưng thực tế nó không phải là công cụ tốt để giúp trẻ em học những kỹ năng mới.Thực tế, nó thường có tác dụng ngược vì có thể khiến trẻ co mình lại. Về lâu dài,xấu hổ sẽ khiến trẻ ít có khả năng ra các quyết định đúng đắn.Xấu hổ khác cảm giác có lỗi. Cảm giác có lỗi không xấu vì nó bao hàm cảm giáchối hận và thấy có trách nhiệm. Bạn nên cảm thấy hối tiếc khi bạn làm điều gì đósai hay gây tổn thương, đó là điều tự nhiên. Bạn muốn con có cảm giác có lỗi khibé lấy chiếc váy của chị gái mà không hỏi và sau đó làm hỏng, và bạn muốn conphải có trách nhiệm về hành động đó. Nhưng đừng dùng sự xấu hổ để cố gắng làmtrẻ cảm thấy có lỗi. Xấu hổ sẽ thể hiện Con là một người vô dụng. Thông điệpnày tạo cho con cảm giác xấu hổ và nhục nhã, không dạy con về tính trách nhiệm.Mẹ chán con lắm rồiTất cả chúng ta đều chán khi con cái không nghe lời, nghịch đồ ăn... nhưng cụm từnày khiến trẻ cảm thấy bị cô lập và hắt hủi. Mẹ chán con lắm rồi là một lời đedọa giận dữ thường nói với mục đích làm tổn thương người khác. Về lâu dài, tiếptục nói những điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.Hãy nghĩ về nó theo cách này: Một đứa trẻ phụ thuộc vào bố mẹ để sống. Bố mẹmang lại sự bảo vệ an toàn, thức ăn, quần áo, chỗ ở. Vì thế nếu người nuôi dưỡngtrẻ lại nói rằng Bố/mẹ chán con và sẽ không cho con gì nữa thì rõ là gây sốc, đedọa và gây tổn thương rất lớn cho trẻ.Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ có conTrước tiên, bạn không phải là kẻ xấu xa nếu bạn nghĩ như vậy. Tất cả chúng ta đềucó thể cảm nhận những điều tiêu cực ở một thời điểm nhất định. Sau một ngày vấtvả hay một cuộc vật lộn với con cái, bạn nghĩ Đôi khi tôi ước tôi chưa bao giờ cócon vì bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi và buồn phiền. Điều quan trọng là hãy hiểu đâychỉ là một cảm giác nhất thời và không phải là cảm xúc tổng thể của bạn.Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy uốn lưỡi lại và dành thời gian cho chính mình đểgiải tỏa và không thốt ra thành lời nói. Dùng những từ này sẽ khiến con bạn cảmthấy tồi tệ về những điều trẻ đã làm và khiến mối quan hệ giữa mẹ - con thêmnhiều sóng gió. Nếu con bạn nghĩ chúng không còn gì ...