Thông tin tài liệu:
Dạy cho trẻ biết cách chia sẻ, yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để con của bạn trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai. 6 gợi ý nuôi dạy con dưới đây sẽ giúp cha mẹ uốn nắn con mình thành những người tốt. 1. Khen ngợi Khen ngợi và ghi nhận khi con thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đối với mọi người xung quanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 gợi ý tuyệt vời dạy con biết chia sẻ và yêu thương.6 gợi ý tuyệt vời dạy con biết chia sẻ và yêu thươngDạy cho trẻ biết cách chia sẻ, yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nềntảng để con của bạn trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.6 gợi ý nuôi dạy con dưới đây sẽ giúp cha mẹ uốn nắn con mình thành nhữngngười tốt.1. Khen ngợiKhen ngợi và ghi nhận khi con thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đối với mọi ngườixung quanh.Bạn hãy cho trẻ biết mình vui sướng như thế nào khi thấy con biết an ủi một ai đó,biết chia sẻ đồ chơi với bạn, với anh, em trong nhà.Hoặc bạn cũng có thể thưởng cho con một buổi chiều đi mua sách mà con yêuthích khi con biết giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Ảnh minh họa2. Cho bé nuôi vật cưngCho trẻ nuôi một con vật cưng nào đó nếu điều kiện gia đình cho phép. Thông quamột số công việc nhỏ để chăm sóc vật cưng bạn có thể giúp trẻ hiểu được rằngchăm sóc người khác quan trọng như thế nào.Bạn cũng có thể hỗ trợ con, bày cách cho con để trẻ có thể chăm sóc thú yêu chúđáo đồng thời vẫn sắp xếp tốt công việc và học tập hàng ngày.3. Bài học ý nghĩaCho trẻ hiểu rằng mọi hành vi trẻ làm đều có thể gây ra một kết quả nào đó. Ví dụkhi trẻ không chú ý bạn có thể nhắc nhở con rằng: “Con không chơi với em thì emsẽ buồn lắm đấy!”.Hoặc nếu con học hành chăm chỉ, bạn có thể nói với con rằng: “Chắc chắn con củamẹ sẽ có thành tích tốt và được cô giáo khen vì đã rất chăm chỉ”.Khi trẻ hiểu rõ được hậu quả hay kết quả phụ thuộc vào hành động của mình thì trẻsẽ suy xét kỹ hơn trước khi hành động.4. Tạo cơ hội cho béTạo cơ hội để trẻ giúp bạn làm những việc có ích. Bạn cón thể giao cho trẻ một sốcông việc đòi hỏi trách nhiệm như phụ mẹ dọn bàn ăn, trông em,... Những côngviệc đó sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng biết quan tâm đến người khác, đặc biệt làcác thành viên trong gia đình. Ảnh minh họa5. Can thiệp kịp thờiCan thiệp ngay khi trẻ có hành vi không quan tâm đến người khác và có thái độkhông đúng đắn. Khi thấy con có những hành vi không đúng đắn bạn phải nói ngayvà giải thích cho con hiểu vì sao hành vi đó không đúng.Hãy luôn dạy con cách chia sẻ với mọi người và dạy cho con ý nghĩa tốt đẹp củaviệc làm này. Bạn có thể nói với con rằng: “Con thấy không, khi con cùng chơi vớiem bé, em bé sẽ rất vui và mẹ chắc rằng con cũng cảm thấy vui”.6. Giúp con trải nghiệmGiúp trẻ tiên đoán về cảm xúc của người khác trước cách ứng xử của mình. Bạnnên chỉ cho trẻ thấy bạn hay mọi người trong gia đình sẽ cảm thấy buồn như thếnào khi trẻ cư xử không tốt.Khi trẻ hiểu được tâm trạng của “nạn nhân”, trẻ sẽ suy nghĩ chín chắn hơn về hànhđộng của mình.Nhiều cha mẹ không biết phải làm sao khi giục con nói lời xin lỗi những lúc bémắc phải sai lầm nhưng con lại cứ trơ trơ, mẹ càng giục thì bé càng tỏ ra bướngbỉnh.