Danh mục

70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính: Phần 2

Số trang: 249      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.25 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách "70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính" Phần 2 trình bày về Người đàn bà và những tình cảm gắn bó với ngành Tài chính; Người thắp sáng niềm tin trong tôi; Gặp giám đốc đầu tiên của hệ thống Kho bạc Nhà nước; Nhớ mãi chuyến áp tải tàu quá cảnh ngày ấy; Trận càn của địch vào Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính: Phần 2 70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính Bài đạt giải Khuyến khích cuộc thi Người đàn bà và những tình cảm gắn bó với ngành Tài chính Phan Ngọc Chính Giám đốc Nhà xuất bản Tài chính Một ngày tháng 7/2013, một bà lão tóc trắng như cước, tay phải bám vào người con trai cùng đi, cất những bước chân chậm rãi vào hội trường của Bộ Tài chính. Dù bước đi khó nhọc nhưng gương mặt phúc hậu và ánh mắt của bà ánh lên niềm vui, niềm xúc động khó tả. Đó là nữ doanh nhân nổi tiếng Hoàng Thị Minh Hồ, người cách đây tròn 70 năm là một trong những “mạnh thường quân” của Chính phủ và nền tài chính Cách mạng Việt Nam. 240 70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính Các nhà tư sản yêu nước Thủ đô Hà Nội sôi nổi hưởng ứng Tuần lễ Vàng, bà Hoàng Thị Minh Hồ (đứng thứ 3 từ trái sang) L âu nay, câu chuyện về cặp vợ chồng doanh nhân yêu nước Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ là cơ sở nuôi giấu, bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng tại số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội cách đây tròn 70 năm, trong những ngày Hà Nội sục sôi giành chính quyền tháng 8/1945 không còn là mới và đã được nhiều cơ quan thông tấn, báo chí khai thác. Chuyện gia đình bà Minh Hồ là nhân tố quan trọng để “Tuần lễ Vàng” tại Thủ đô thành công mà số vàng gia đình đã vận động quyên góp cũng như ủng hộ cách mạng lên tới 5.000 lạng, trong những năm gian khó, trứng nước của Chính phủ Cụ Hồ cũng nhiều lần được nhắc tới trong các dịp Tết Độc lập. Tuy nhiên, việc thực hiện một hội thảo, tọa đàm hay xuất bản một ấn phẩm sách về những đóng góp nổi bật và quan trọng của gia đình doanh nhân yêu nước Trịnh Văn Bô cho Cách mạng và Tổ quốc thì lại không mấy người nghĩ tới. Mãi đến năm 2013, nghĩa là gần 7 thập kỷ sau, tháng 7/2013, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh doanh 241 70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính nhân Trịnh Văn Bô, khi Bộ Tài chính tổ chức tọa đàm khoa học: “Gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô và những đóng góp cho nền tài chính Cách mạng Việt Nam” để xuất bản ấn phẩm sách cùng tên, sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của giới sử học, doanh nhân, các cơ quan báo chí và đặc biệt là niềm cảm động của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cùng những thành viên của đại gia đình doanh nhân yêu nước họ Trịnh. Còn nhớ, lần đầu tiên khi chúng tôi được Bộ Tài chính cử đến căn biệt thự cổ số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội gặp cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ và gia đình để trình bày kế hoạch tổ chức một tọa đàm khoa học và xuất bản sách về những đóng góp của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô với nền tài chính cách mạng Việt Nam, điều khiến chúng tôi bất ngờ là thái độ rất dè dặt với khách của các thành viên gia đình nổi tiếng này. Tiếp chuyện chúng tôi qua làn song cửa cũ kỹ, anh Trịnh Kiến Quốc, người con thứ 4 của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô, đang ở cùng để trông nom cụ Minh Hồ nhìn những vị khách lạ đầy cảnh giác, xem đi xem lại tờ công văn của Văn phòng Bộ rồi hẹn mẹ anh và gia đình sẽ tiếp chúng tôi vào một dịp khác. Phải đến lần điện thoại thứ hai, khi chúng tôi trình bày kỹ lưỡng về dự án xuất bản sách và nghĩa cử của ngành Tài chính nhằm tôn vinh những cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ngành, đặc biệt đây là việc làm tri ân những thế hệ tiền bối lớp trước, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Tài chính Cách mạng Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2015), gia đình mới dành cho những người làm sách sự đón tiếp thân mật. Thì ra, suốt 7 thập kỷ qua, trải bao biến động của thời thế trong đó có cả cái nhìn sai lệch, thiếu thiện cảm về “tầng lớp trên” một thời với cả những người đã cống hiến cho Cách mạng hầu như toàn thể gia tài, đã xả thân vì nền độc lập của Tổ quốc khiến gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ không khỏi có những hoài nghi. Đã có không ít đoàn 242 70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính Bà Hoàng Thị Minh Hồ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại Toạ đàm khoa học “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” (tháng 7/2013) đại diện của các bộ, ngành, cơ quan ghé thăm với bao lời hứa hẹn rồi chìm vào quên lãng. Đã có cả những nhà làm sách đến đặt vấn đề tôn vinh rất hoa mỹ nhưng rồi sau đó lại vận động gia đình bỏ tiền mua vài chục cuốn sách “ủng hộ” khiến niềm tin của những con người vốn đã chịu nhiều thăng trầm không khỏi bị phôi phai... Hôm được diện kiến cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, chúng tôi thực sự cảm động. Người đàn bà tiêu biểu cho vẻ đẹp của phụ nữ Hà Nội thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước, giờ là bà lão tóc trắng như cước, da đã nhăn nheo nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp phúc hậu đang bình thản ngồi gấp những gói trà sen đãi khách với một sự tĩnh tại hiếm có. Người từng sở hữu gia tài giàu có nhất nhì Hà Thành một thời, để rồi hiến 90% tài sản cho Cách mạng, từng là nhân vật chính trong bức ảnh nổi tiếng về “Tuần lễ vàng”, đứng cạnh đồng chí Phạm Văn Đồng tại Nhà hát lớn Hà Nội, tháng 9/1945 đang ngồi trước mặt chúng tôi đây… Vì sự nghiệp 243 70 Kỷ niệm sâu sắc về ngành Tài chính giải phóng đất nước, bà đã bỏ lại nhà máy, cửa hàng ở Thủ đô, dắt díu 5 người con nhỏ cùng mẹ chồng già yếu đi kháng chiến, giã từ cuộc sống giàu sang lên chiến khu, vừa lo chạy Tây càn, vừa chăm mẹ, chăm con, có lúc thiếu đói phải ngủ chuồng trâu, ăn cơm nguội với mấy cọng tép kho vậy mà vẫn tràn đầy một niềm tin vào tiền đồ sán lạn của đất nước. Tròn thế kỷ đã trôi qua (cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914), bà lão ấy vẫn minh mẫn, vẫn bình thản như một bậc tiên thiên đạo cốt để rồi truyền sang cho chúng tôi, lớp ng ...

Tài liệu được xem nhiều: