Có nên ăn mía và cá ngừ? "Ăn mía nhiều hằng ngày có mắc bệnh tiểu đường không? Có phải cá ngừ độc, ăn vào là tức ngực và đau người?" Ăn nhiều mía không gây bệnh tiểu đường, nhưng nên ăn vừa phải và theo dõi thể trọng để không trở thành béo phì. Cá ngừ giàu chất dinh dưỡng và các muối khoáng, lại không độc. Nên chọn kỹ để tránh cá ươn. Và khi ăn bất cứ hải sản nào cũng phải xem chừng phản ứng của cơ thể, nhất là những người "yếu bụng"; ví...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
75 vấn đề Dinh dưỡng, thuốc men và các vấn đề khác - Phần 2
500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
75 vấn đề Dinh dưỡng, thuốc men
và các vấn đề khác
Phần 2
51. Có nên ăn mía và cá ngừ?
Ăn mía nhiều hằng ngày có mắc bệnh tiểu đường không? Có phải cá
ngừ độc, ăn vào là tức ngực và đau người?
Ăn nhiều mía không gây bệnh tiểu đường, nhưng nên ăn vừa phải và
theo dõi thể trọng để không trở thành béo phì.
Cá ngừ giàu chất dinh dưỡng và các muối khoáng, lại không độc. Nên
chọn kỹ để tránh cá ươn. Và khi ăn bất cứ hải sản nào cũng phải xem chừng
phản ứng của cơ thể, nhất là những người yếu bụng; ví dụ, ăn tôm cua có
thể nổi mẩn hoặc đau bụng, lên cơn hen...
Các nhà khoa học đã phát hiện tác dụng tốt của các loại cá béo (cá
trích, cá thu, cá hồi, cá vược, cá ngừ...) do chúng chứa các axit béo không
bão hòa (nhất là omega-3, làm giảm triglycerid trong máu). Chúng có tác
dụng tốt trong việc phòng ngừa một số bệnh tim mạch.
52. Ăn thịt cá nướng có lợi hay hại
Một hôm chúng em rủ nhau đi picnic. Sẵn có cá ở vùng đó, chúng em
đốt lửa nướng ăn, ngon lắm. Thật buồn cười, có một bạn nhất định không
đụng đến, nói là ăn đồ nướng sẽ mắc bệnh ung thư. Xin cho biết bạn ấy
đúng hay sai?.
Không buồn cười đâu, chuyện nghiêm túc đấy. Bạn của em vừa đúng
lại vừa sai. Đúng nhiều và sai chút xíu. Đúng ở chỗ bạn đó có đọc sách báo
hoặc nghe nói về tác hại của thói quen ăn đồ nướng trên lửa, trên than, hoặc
nướng trong lò, quay. Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng cảnh báo
rằng, khi nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ giọt
xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng
(HAP); đó là những chất gây ung thư.
Còn trong lò, ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin (hoặc creatinin)
trong thịt cá là sẽ trở thành amin thơm dị vòng (AHA). Chất này khi vào tới
gan thì biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tạo ra nguy cơ ung thư đại
tràng. Những chất tiết ra lúc đầu, nước thịt nước cá dính lò (mà ta thường
thu gom lại) rất dễ chuyển thành AHA. Nếu vì khoái khẩu hoặc tiếc rẻ mà ăn
vào, sau một thời gian dài, ta dễ có nguy cơ mắc ung thư. Ở nhiệt độ trên
200 độ C, nhiều loại AHA khác có thể hình thành do sự phân hủy axit amin.
Những AHA này nằm tại chỗ thịt quay bị cháy.
Cho nên, đun nấu thức ăn bằng nước, bằng hơi nước, xào rán vừa lửa,
không để cháy là an toàn nhất. Ăn thịt cá nướng thường xuyên là điều nguy
hiểm, tuy ngon miệng nhưng hậu quả thật khó lường. Bạn của em đã nhận
thức đúng.
Nhưng bạn ấy sai khi từ chối tham gia bữa tiệc đó. Chỉ ăn một bữa cá
nướng, cho dù ăn hết cỡ chăng nữa, thì làm sao bị ung thư được! Mấy khi
được gần nhau, lẽ ra cứ... chịu khó cùng ăn cho vui vẻ cả nhà!
53. Ăn gì có thể gây dị ứng?
Mẹ em hay bị nổi mề đay, được bác sĩ chẩn đoán là bệnh dị ứng, cho
đơn thuốc và căn dặn không được ăn tôm, cua, rươi. Em muốn biết mẹ em
cần kiêng thêm những gì nữa?.
Dị ứng có thể hiểu nôm na là phản ứng một cách dị thường đối với
một số tác nhân nào đó, như hoa lá (phấn hoa, nhựa cây), vật lạ (bụi bặm,
lông mèo, lông chim), thuốc men (penicillin, novocain), đồ ăn uống (tôm
cua, bia rượu), mỹ phẩm (kem thoa mặt, thuốc nhuộm tóc), thời tiết (độ ẩm,
nhiệt độ, áp suất không khí)...
Bảng liệt kê các tác nhân gây dị ứng khá dài. Nhưng may mắn thay,
người bị bệnh dị ứng không phản ứng một cách dị thường với mọi tác nhân,
mà chỉ đối với một số tác nhân nhất định thôi. Chẳng hạn, có người hay nổi
mề đay khi thay đổi thời tiết có thể ăn nhậu thoải mái mà không hề hấn gì;
có người nhấp một ngụm bia đã thấy toàn thân nổi mẩn ngứa, nhưng có thể
không sợ gió mùa đông bắc rét buốt.
Khi đã biết mình dị ứng với tác nhân nào thì phải tránh thật xa tác
nhân đó. Dù nó vô hại đối với người khác nhưng rất có thể gây cho mình
một cơn sốc phản vệ rất khó cứu chữa (phản vệ có thể hiểu nôm na là phản
lại sự tự bảo vệ của cơ thể).
Ngoài ra, người có cơ địa dị ứng phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc lần
đầu với một tác nhân mà mình chưa trải nghiệm, vì có thể sẽ phản ứng một
cách dị thường với nó.
Một chuyên gia về văn hóa (người phương Tây) khi đến công tác ở
nước ta thường đưa cho người phục vụ ăn uống xem một mảnh bìa ghi bằng
tiếng Việt: Tôi bị dị ứng đối với mỡ động vật, gừng, hạt tiêu và lạc. Xin
đừng cho vào đồ ăn của tôi những thứ này để tránh nguy hiểm đến tính mạng
tôi.
Đầu năm 1999, Viện nghiên cứu dị ứng, hen và miễn dịch của Mỹ cho
biết, khoảng 1% dân số của nước này bị dị ứng với lạc, trong số tử vong vì
ngộ độc thức ăn hằng năm, phần lớn bị dị ứng với lạc. Trước tình hình đó,
một số hàng hàng không trên thế giới đã hạn chế việc bán lạc rang hay bánh
kẹo chế biến từ lạc, sợ rằng hành khách có thể hít phải bụi lạc tung ra từ
trong bao gói!
Các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện ra một ...