Mạch môn, tam thất "Để làm nhuận phổi, long đờm và trị ho, nên dùng củ mạch môn độc vị hay kết hợp với các vị khác? Tương tự, dùng tam thất để trục huyết ứ cho sản phụ như thế nào?". Củ mạch môn (còn gọi là mạch môn đông, lan tiên) có thể dùng độc vị (mỗi ngày 6-20 g dưới dạng thuốc sắc) hoặc phối hợp với một số vị như trong bài thuốc chữa ho, khó thở, ho lâu ngày sau đây: Củ mạch môn đông 16 g, bán hạ 8 g, đẳng sâm 4...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
75 vấn đề Dinh dưỡng, thuốc men và các vấn đề khác - Phần 4
500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
75 vấn đề Dinh dưỡng, thuốc men
và các vấn đề khác
Phần 4
71. Mạch môn, tam thất
Để làm nhuận phổi, long đờm và trị ho, nên dùng củ mạch môn độc
vị hay kết hợp với các vị khác? Tương tự, dùng tam thất để trục huyết ứ cho
sản phụ như thế nào?.
Củ mạch môn (còn gọi là mạch môn đông, lan tiên) có thể dùng độc vị
(mỗi ngày 6-20 g dưới dạng thuốc sắc) hoặc phối hợp với một số vị như
trong bài thuốc chữa ho, khó thở, ho lâu ngày sau đây:
Củ mạch môn đông 16 g, bán hạ 8 g, đẳng sâm 4 g, cam thảo 4 g, gạo
nếp sao vàng 4 g, đại táo 4 g, nước 600 ml. Sắc trên bếp nhỏ lửa còn 200 ml,
chia uống làm 3 làn trong ngày.
Tam thất (còn gọi là sâm tam thất) có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc
hay thuốc bột, mỗi ngày 4-8 g. Dùng trong các trường hợp bị chấn thương
có ứ huyết, sưng đau.
Ngoài ra, theo kết quả một số công trình nghiên cứu trong nước, tam
thất có tác dụng phòng ngừa hiện tượng ung thư hóa. Cách dùng tiết kiệm
nhất là ngậm một mẩu củ, để cho thuốc ngấm dần qua niêm mạc miệng,
không bị dịch tiêu hóa tác động (ban đầu thấy đắng, nhưng về sau lại thấy vị
ngọt dễ chịu).
72. Vỏ cây dền
Vỏ cây dền có tác dụng gì mà một số người thường dùng nấu nước
uống?
Cây dền còn có tên là cây sai, cây thối ruột (vì ngay từ khi cây còn
non, tủy cây đã bị tiêu hủy), tên khoa học Xylopia vielana Pierre, có thể cao
tới trên 20 mét, vỏ màu nâu tím rất dễ bóc.
Vỏ lấy từ cây tươi, đem phơi hay sấy khô để dùng dần. Nhân dân
dùng vỏ cây dền sắc uống để chữa kinh nguyệt không đều, thiếu máu; dùng
lá cây sắc uống chữa đau nhức tê thấp. Ở miền Trung, miền Nam, người ta
dùng vỏ cây dền tán bột hay ngâm rượu để chữa sốt rét và làm thuốc bổ.
Liều dùng hằng ngày: 5-10 gam vỏ khô.
73. Hãy thử làm cho ngực nở nang
Gần đây, tôi được giới thiệu một bài thuốc làm ngực nở nang dần
gồm: thuốc cứu (ngải diệp) 1 nắm, nghệ sống 1 củ bằng ngón tay cái, cà rốt
200 g. Ba thứ giã nát, vắt với nước dừa nạo, uống hằng đêm. Bài này có
công hiệu không? Thuốc cứu còn có tên gì khác không?.
Theo tài liệu của giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây thuốc cứu còn có tên gọi là
ngải cứu, tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc. Trong Đông y,
nó được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, an thai (không kích thích dạ
con nên không gây sẩy thai); tăng cường tiêu hóa, chữa đau bụng...
Mấy thứ bạn kể đều là thức ăn thông thường, trong đó nghệ có tác
dụng kích thích sự tiết mật của tế bào gan, làm hạ cholestérol trong máu; cà
rốt cung cấp caroten (tiền vitamin A), chống lại tác động nguy hại của các
gốc tự do, chống đi lỏng (tiêu chảy); cùi dừa chứa nhiều chất béo, glucid và
protid; nước dừa chứa nhiều axit amin, lợi tiểu...Nếu dùng thử chắc cũng tốt,
lại rẻ tiền. Tuy nhiên, khi nở nang được khá xinh rồi là phải giảm liều để
tránh nguy cơ trở thành ... thùng ton nô. Các vị thuốc trên đều không có tác
dụng làm ngực to ra.
74. Thuốc dân gian chữa viêm đa khớp dạng thấp
Tôi được bác sĩ chẩn đoán là viêm đa khớp dạng thấp, cho dùng
nhiều thuốc tây không khỏi. Xin cho tôi một cách chữa nào đơn giản mà hữu
hiệu.
Nếu đúng bệnh của bạn là viêm đa khớp dạng thấp (khác với bệnh
thấp khớp về bệnh sinh, diễn biến, tiên lượng...), thì xin mời bạn dùng thử
mấy vị thuốc dân gian dễ kiếm sau:
1. Lá cây chay quả (giống cây chay cho vỏ ăn trầu, nhưng có quả chín
màu vàng, bên trong chứa cơm màu đỏ, vị chua ngọt) rửa sạch, sao vàng, sắc
uống, mỗi ngày 20 g.
2. Hai ngày đầu dùng nước nho tươi hoặc nước bưởi (0,5 lít/ngày).
Hai ngày kế tiếp dùng mỗi ngày 0,5 lít nước cần tây. Hai ngày tiếp dùng mỗi
ngày 0,5 lít nước ép cà rốt và cần tây. Nên chia làm 2-3 lần uống mỗi ngày.
Nếu khỏi, uống tiếp 1 tuần cà rốt + táo tây + cần tây (ba thứ bằng nhau, cho
ra đủ 0,5 lít/ngày). Nếu chưa khỏi, làm lại từ đầu.
Trong khi dùng liệu pháp này, không nên dùng bất cứ thuốc gì.
75. Cây cỏ mực (cây nhọ nồi)
Trong một đơn thuốc nam của người nhà, em thấy ghi cây cỏ mực.
Nó là cây gì, công dụng ra sao, có phải là cây cỏ lồng vực như một số người
bảo?.
Đây là hai loại cây khác nhau. Cỏ lồng vực là loài cỏ dại hại cây
trồng. Cây cỏ mực (còn gọi là cây nhọ nồi, hạn liên thảo) là một vị thuốc
nam quý giá.
Cây cỏ mực mọc hoang khắp nước ta. Cỏ mực mọc thẳng đứng, có thể
cao tới 80 cm, thân có lông cứng, lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8 cm,
rộng 5-15 mm.
Cây cỏ mực không độc, tươi hay khô đều có tác dụng cầm máu nhờ
làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần. Dân gian dùng thân lá giã nát, vắt
nước uống để chữa rong kinh, trĩ ra máu, vết thương chảy máu, chữa viêm
họng, nấm da... Có nơi còn sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa đem bôi lên
đầu cho đen râu tóc.
7 ...