8 bí quyết nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.42 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi sinh, bạn nên để con nằm cạnh mẹ hoặc đặt lên ngực. Bé sẽ có phản xạ tìm ti để bú. Càng lâu, phản xạ này sẽ mất dần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
8 bí quyết nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ 8 bí quyết nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ Sau khi sinh, bạn nên để con nằm cạnh mẹ hoặc đặt lên ngực. Bé sẽ có phản xạ tìm ti để bú. Càng lâu, phản xạ này sẽ mất dần. Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thông điệp: “Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm đạt được sức khỏe, tăng trưởng và phát triển tối ưu”. Các bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới cũng đồng tình với kết luận này. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho rằng mình không có đủ sữa và sẵn sàng cho con bú sữa bột nếu thấy bé không tăng cân hoặc hay quấy khóc. Thực tế, lượng sữa trong cơ thể mỗi người sản sinh theo nhu cầu bú của bé. Nếu bạn thường xuyên cho bé bú mẹ, sữa sẽ về nhiều dần và đáp ứng đủ. Nhưng nhiều bà mẹ không biết cách để duy trì dòng sữa tự nhiên, vốn được xem là tốt nhất cho trẻ nhỏ, không một loại sữa bột nào có thể sánh bằng. 1. Cho con tiếp xúc với mẹ từ sớm Ngay sau khi sinh, bạn nên để con nằm cạnh mẹ hoặc đặt lên trên ngực. Bé sẽ có phản xạ tìm ti mẹ để bú. Càng để lâu, phản xạ này sẽ mất dần. Nhiều bà mẹ cho rằng, mình sau khi sinh chưa có sữa ngay (nhất là những người đẻ mổ) nên không cho con tiếp xúc với mẹ mà sử dụng ngay sữa bột. Bé đã quen ti bình sẽ mất phản xạ ti mẹ, dần dần “lơ là” việc bú mẹ. Theo mẹ bé Daniel, đang sinh sống tại Anh, trong trường hợp mẹ đẻ mổ và gây mê, chưa tỉnh, bố có thể đặt con lên ngực mình, nhằm kích thích phản xạ của bé. Đây là những việc rất bình thường. 2. Cho con bú ngay sau khi sinh Quan niệm cho rằng mẹ đẻ ra chưa có sữa ngay là sai lầm. Thực tế, bà mẹ nào cũng có ngay sữa non (màu vàng, khá đặc), cực kỳ tốt cho bé vì có chất đề kháng cao. Dạ dày bé lúc mới sinh ra còn nhỏ nên chỉ cần vài giọt sữa non, đặc là đủ no và ngủ ngon. Trong những ngày đầu mới sinh, cơ thể bạn chỉ sản sinh ra một lượng nhỏ sữa (khoảng 10ml mỗi bên và bé phải bú trong khoảng từ 20 đến 30 phút mới có được lượng này) nhưng như vậy là đủ cho bé. Đừng vì sờ thấy ngực mình mềm hoặc vắt không ra sữa mà ngừng cho con bú. Sữa non đặc nên rất khó vắt, nhưng nếu bé bú thì sữa sẽ ra. Việc cho con bú ngay sau sinh không chỉ giúp sữa về nhanh hơn mà còn giúp bé sớm làm quen với ti mẹ. Lúc mới đầu, ngực của bạn có thể mềm nhưng sau vài ngày, khi nguồn sữa ổn định, bạn sẽ thấy căng và đau. 3. Bú ít nhất trong vòng 20 phút Khi sữa đã ổn định, bạn để ý sẽ thấy có hai loại sữa khác nhau mỗi khi bé bú: sữa đầu trong, loãng như nước, phun ra thành tia khi nhiều sữa và sữa béo, đặc, trắng đục, là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu. Sữa béo chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào lúc cuối. Vì vậy, các bạn nên cố gắng duy trì cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên ngực, nhằm cho con bú được nguồn sữa béo nhiều dinh dưỡng. Chị Hoàng Lan, sinh con được 5 tháng tiếc nuối: “Hồi đầu mới sinh, lại là con đầu nên tôi không có kinh nghiệm, hoàn toàn nghe theo lời khuyên của bà nội và bà ngoại. Tôi lại bị cấm dùng máy tính nên không thể tìm hiểu thông tin. Tôi cho con bú đều cả hai bên ngực vì bà bảo như thế đỡ bị lệch sau này. Nhưng giờ mới biết, mình vô tình làm con không được thưởng thức sữa cuối nhiều chất béo”. 4. Cho con bú cạn sữa Nếu bạn để con bú hết sạch một bên ngực rồi mới chuyển sang bên kia thì những lần sau, sữa sẽ sản xuất nhiều hơn. Nhưng nếu chỉ cho con bú một nửa rồi chuyển sang ngực kia cho cân bằng, những lần sau cơ thể sẽ chỉ sản sinh ra lượng sữa theo nhu cầu ấy, khiến sữa không về nhiều. Nếu bé ăn không hết, bạn có thể vắt nốt sữa và để dành trong tủ lạnh nhằm tận dụng những dòng sữa béo nhiều dưỡng chất, đồng thời duy trì sữa nhiều và đều cho cơ thể. Khi bé bú cạn cả hai bầu ngực, nguồn sữa mẹ sẽ nhanh chóng được “tái sản xuất” và về nhiều hơn. Một cách khác để bạn áp dụng là nếu con không thể bú hết cả hai bầu ngực, hãy cho bé bú ngực trái trước, cạn hoàn toàn. Đến cữ bú sau, chuyển cho con sang bú ngực phải trước. 5. Vạch ra thời gian biểu ăn uống Tùy nhu cầu ăn của từng bé mà bạn đặt ra kế hoạch ăn uống riêng cho con mình. Tuân thủ theo thời gian biểu để bé hình thành cảm giác no, đói đều đặn, đồng thời nguồn sữa mẹ cũng dồi dào hơn. Ví dụ, nếu bé khoảng 3 tiếng mới bú một lần thì bạn cần duy trì. Dù bé đang ngủ say, bạn cũng cần cho con bú đúng giờ hoặc hút sữa ra. Khoảng cách thời gian lý tưởng cho mỗi bữa là 3 tiếng một lần. Nếu bé bú ít hơn 3 tiếng một lần (có bé háu ăn hoặc ít ngủ, 1 hoặc 2 tiếng đã đòi ăn rồi), mẹ sẽ khá mệt nhưng nếu không có sự lựa chọn vẫn nên làm. Còn nếu 4 tiếng mới cho con bú, sau một tuần lượng sữa sẽ giảm đi trông thấy, sau 2 tuần sẽ dần mất sữa. 6. Sử dụng máy hút sữa Những ngày đầu mới cho bú, bé có thể chưa quen với thời gian biểu ăn uống do mẹ đặt ra, có bé ngủ ly bì thì mẹ có thể hút sữa ra để dành cho con. Ngoài ra, mỗi ngày hút ít nhất một bình cho bé tập bú bình song song với sữa mẹ. Cách này rất hữu dụng, nhất là khi mẹ có việc phải đi vắng thì người khác cũng cho bé ăn bằng bình thường, mà bé vẫn được bú sữa mẹ đều đặn. Hút sữa lúc 10 giờ tối là tốt nhất để biế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
8 bí quyết nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ 8 bí quyết nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ Sau khi sinh, bạn nên để con nằm cạnh mẹ hoặc đặt lên ngực. Bé sẽ có phản xạ tìm ti để bú. Càng lâu, phản xạ này sẽ mất dần. Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thông điệp: “Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm đạt được sức khỏe, tăng trưởng và phát triển tối ưu”. Các bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới cũng đồng tình với kết luận này. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho rằng mình không có đủ sữa và sẵn sàng cho con bú sữa bột nếu thấy bé không tăng cân hoặc hay quấy khóc. Thực tế, lượng sữa trong cơ thể mỗi người sản sinh theo nhu cầu bú của bé. Nếu bạn thường xuyên cho bé bú mẹ, sữa sẽ về nhiều dần và đáp ứng đủ. Nhưng nhiều bà mẹ không biết cách để duy trì dòng sữa tự nhiên, vốn được xem là tốt nhất cho trẻ nhỏ, không một loại sữa bột nào có thể sánh bằng. 1. Cho con tiếp xúc với mẹ từ sớm Ngay sau khi sinh, bạn nên để con nằm cạnh mẹ hoặc đặt lên trên ngực. Bé sẽ có phản xạ tìm ti mẹ để bú. Càng để lâu, phản xạ này sẽ mất dần. Nhiều bà mẹ cho rằng, mình sau khi sinh chưa có sữa ngay (nhất là những người đẻ mổ) nên không cho con tiếp xúc với mẹ mà sử dụng ngay sữa bột. Bé đã quen ti bình sẽ mất phản xạ ti mẹ, dần dần “lơ là” việc bú mẹ. Theo mẹ bé Daniel, đang sinh sống tại Anh, trong trường hợp mẹ đẻ mổ và gây mê, chưa tỉnh, bố có thể đặt con lên ngực mình, nhằm kích thích phản xạ của bé. Đây là những việc rất bình thường. 2. Cho con bú ngay sau khi sinh Quan niệm cho rằng mẹ đẻ ra chưa có sữa ngay là sai lầm. Thực tế, bà mẹ nào cũng có ngay sữa non (màu vàng, khá đặc), cực kỳ tốt cho bé vì có chất đề kháng cao. Dạ dày bé lúc mới sinh ra còn nhỏ nên chỉ cần vài giọt sữa non, đặc là đủ no và ngủ ngon. Trong những ngày đầu mới sinh, cơ thể bạn chỉ sản sinh ra một lượng nhỏ sữa (khoảng 10ml mỗi bên và bé phải bú trong khoảng từ 20 đến 30 phút mới có được lượng này) nhưng như vậy là đủ cho bé. Đừng vì sờ thấy ngực mình mềm hoặc vắt không ra sữa mà ngừng cho con bú. Sữa non đặc nên rất khó vắt, nhưng nếu bé bú thì sữa sẽ ra. Việc cho con bú ngay sau sinh không chỉ giúp sữa về nhanh hơn mà còn giúp bé sớm làm quen với ti mẹ. Lúc mới đầu, ngực của bạn có thể mềm nhưng sau vài ngày, khi nguồn sữa ổn định, bạn sẽ thấy căng và đau. 3. Bú ít nhất trong vòng 20 phút Khi sữa đã ổn định, bạn để ý sẽ thấy có hai loại sữa khác nhau mỗi khi bé bú: sữa đầu trong, loãng như nước, phun ra thành tia khi nhiều sữa và sữa béo, đặc, trắng đục, là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu. Sữa béo chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào lúc cuối. Vì vậy, các bạn nên cố gắng duy trì cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên ngực, nhằm cho con bú được nguồn sữa béo nhiều dinh dưỡng. Chị Hoàng Lan, sinh con được 5 tháng tiếc nuối: “Hồi đầu mới sinh, lại là con đầu nên tôi không có kinh nghiệm, hoàn toàn nghe theo lời khuyên của bà nội và bà ngoại. Tôi lại bị cấm dùng máy tính nên không thể tìm hiểu thông tin. Tôi cho con bú đều cả hai bên ngực vì bà bảo như thế đỡ bị lệch sau này. Nhưng giờ mới biết, mình vô tình làm con không được thưởng thức sữa cuối nhiều chất béo”. 4. Cho con bú cạn sữa Nếu bạn để con bú hết sạch một bên ngực rồi mới chuyển sang bên kia thì những lần sau, sữa sẽ sản xuất nhiều hơn. Nhưng nếu chỉ cho con bú một nửa rồi chuyển sang ngực kia cho cân bằng, những lần sau cơ thể sẽ chỉ sản sinh ra lượng sữa theo nhu cầu ấy, khiến sữa không về nhiều. Nếu bé ăn không hết, bạn có thể vắt nốt sữa và để dành trong tủ lạnh nhằm tận dụng những dòng sữa béo nhiều dưỡng chất, đồng thời duy trì sữa nhiều và đều cho cơ thể. Khi bé bú cạn cả hai bầu ngực, nguồn sữa mẹ sẽ nhanh chóng được “tái sản xuất” và về nhiều hơn. Một cách khác để bạn áp dụng là nếu con không thể bú hết cả hai bầu ngực, hãy cho bé bú ngực trái trước, cạn hoàn toàn. Đến cữ bú sau, chuyển cho con sang bú ngực phải trước. 5. Vạch ra thời gian biểu ăn uống Tùy nhu cầu ăn của từng bé mà bạn đặt ra kế hoạch ăn uống riêng cho con mình. Tuân thủ theo thời gian biểu để bé hình thành cảm giác no, đói đều đặn, đồng thời nguồn sữa mẹ cũng dồi dào hơn. Ví dụ, nếu bé khoảng 3 tiếng mới bú một lần thì bạn cần duy trì. Dù bé đang ngủ say, bạn cũng cần cho con bú đúng giờ hoặc hút sữa ra. Khoảng cách thời gian lý tưởng cho mỗi bữa là 3 tiếng một lần. Nếu bé bú ít hơn 3 tiếng một lần (có bé háu ăn hoặc ít ngủ, 1 hoặc 2 tiếng đã đòi ăn rồi), mẹ sẽ khá mệt nhưng nếu không có sự lựa chọn vẫn nên làm. Còn nếu 4 tiếng mới cho con bú, sau một tuần lượng sữa sẽ giảm đi trông thấy, sau 2 tuần sẽ dần mất sữa. 6. Sử dụng máy hút sữa Những ngày đầu mới cho bú, bé có thể chưa quen với thời gian biểu ăn uống do mẹ đặt ra, có bé ngủ ly bì thì mẹ có thể hút sữa ra để dành cho con. Ngoài ra, mỗi ngày hút ít nhất một bình cho bé tập bú bình song song với sữa mẹ. Cách này rất hữu dụng, nhất là khi mẹ có việc phải đi vắng thì người khác cũng cho bé ăn bằng bình thường, mà bé vẫn được bú sữa mẹ đều đặn. Hút sữa lúc 10 giờ tối là tốt nhất để biế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sữa mẹ tốt cho bé nuôi con bằng sữa mẹ cách nuôi dạy bé chăm sóc trẻ em dinh dưỡng cho trẻ cách chăm sóc bé thức ăn cho béGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ: Phần 2
41 trang 207 0 0 -
4 trang 134 0 0
-
14 trang 51 0 0
-
5 trang 50 2 0
-
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 48 0 0 -
6 trang 42 0 0
-
Cách nuôi dạy khả năng trí tuệ của trẻ
0 trang 39 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 2
83 trang 38 0 0 -
3 trang 38 0 0