Hay cắn người khác, đánh cả người thân và bạn bè, la hét, đập phá… là những dấu hiệu cảnh báo ở trẻ. Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ trở nên rất hung dữ về sau. Ngoài yếu tố di truyền, có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ em trở nên hung dữ: Bước “chuyển tiếp” của trẻ hiếu động Trẻ hiếu động có một số biểu hiện: dễ hưng phấn, tích cực vận động, có xu hướng thay đổi đột ngột tâm trạng và biểu hiện cảm xúc thái quá, không tập trung, rối loạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
8 nguyên nhân khiến cho trẻ hung dữ
8 nguyên nhân khiến trẻ
hung dữ
Hay cắn người khác, đánh cả người
thân và bạn bè, la hét, đập phá… là
những dấu hiệu cảnh báo ở trẻ. Nếu
không được khắc phục kịp thời, trẻ
sẽ trở nên rất hung dữ về sau.
Ngoài yếu tố di truyền, có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ
em trở nên hung dữ:
Bước “chuyển tiếp” của trẻ hiếu động
Trẻ hiếu động có một số biểu hiện: dễ hưng phấn, tích cực
vận động, có xu hướng thay đổi đột ngột tâm trạng và biểu
hiện cảm xúc thái quá, không tập trung, rối loạn phối hợp
vận động, khó khăn trong học tập… Từ khí chất hiếu động,
nếu không có môi trường vận động phù hợp, trẻ có thể
chuyển hướng sang trạng thái hung dữ.
Làm thế nào để xác định con bạn là đứa trẻ quá hiếu động
hay chỉ đơn giản là đứa bé sống động và hoạt bát? Trẻ hiếu
động luôn vận động thường xuyên và không có mục đích.
Đôi khi bé nói huyên thuyên không nghỉ, mà nội dung các
câu nói đó gây lo ngại cho người lớn do có quá nhiều tưởng
tượng và quá ít logic.
Đối với trẻ có tính hiếu động, bạn cần giúp con có cảm giác
thanh thản trong tâm hồn. Không bao giờ được làm cho trẻ
trở thành người bị xua đuổi khỏi tập thể, vì điều đó sẽ gây
ra trong lòng trẻ hàng loạt mặc cảm và nỗi tức giận, càng
phát triển tính hung hăng và giận dữ.
Cần tạo cho con không gian yên tĩnh trong phòng
riêng(không nên ồn ào, không bật TV và không có ai quấy
rầy). Cần thu dọn hết những gì có thể làm bé xao lãng (như
đồ chơi, chiếc xe đạp yêu thích…). Khi đến giờ bé cần đi
ngủ, tất cả nên đi ra khỏi phòng, tắt đèn và giữ yên lặng.
Trong phòng của trẻ không nên có những màu sắc sặc sỡ –
tốt hơn nên chọn màu trang nhã cho tường và đồ gỗ. Đồ
chơi nên chọn loại hòa bình” hơn.
Tình trạng bất ổn của cơ thể
Chúng ta thường có nhu cầu tìm ra nguyên nhân và giải
pháp chữa trị các cơn đau (bất ổn) trong cơ thể của mình.
Trẻ con cũng vậy. Những trẻ không được cung cấp đủ dinh
dưỡng trong những năm đầu đời có nguy cơ trở nên hung
dữ, thù địch với xã hội trong thời kỳ thơ ấu và lứa tuổi
thiếu niên. Từ đó, tình trạng trẻ “giận cá chém thớt ” sẽ
thường xảy ra. Khi trẻ có thể giao tiếp, bạn cần giúp con
cách lắng nghe và nói ra (mô tả) những bất ổn của mình, cả
về tinh thần hoặc thể chất.
Bước chuyển tiếp của giai đoạn “chống đối”
Ở lứa tuổi 2 lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về bản thân, biết mình
có tên riêng, là con gái hay con trai, phân biệt mình với mọi
người và thế giới xung quanh. Trẻ nảy sinh ý muốn và hành
động phân biệt mình với người khác, đặc biệt không muốn
người lớn can thiệp vào hoạt động của mình (muốn tự chọn
quần áo, tự khóa cửa, tự rót nước…).
Mong muốn làm người lớn, được độc lập là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng làm xuất
hiện tính bướng bỉnh, ích kỷ và hỗn. Đây là giai đoạn
“chống đối” tự nhiên của trẻ con. Trong thời gian “khủng
hoảng tuổi lên 3” này, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh khi
đối mặt với các hành vi “xấc láo” của trẻ. Chúng ta nên
hiểu rằng đó là sự phát triển bình thường, là sự manh nha
hình thành cá tính. Trẻ hoàn toàn không biết đến giới hạn
của sự lễ phép, văn hóa hay khuôn phép giao tiếp của người
lớn.
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu thích nghe lời đánh giá và
nhận xét của người lớn về mình, thích được khen. Do đó,
trước sự “nổi loạn”, phụ huynh cần bình tĩnh, có thể làm
ngơ trước sự hung hăng ấy, nhưng sau đó nên giải thích
nhỏ nhẹ: “Con không được đánh mẹ như vậy, vì mẹ sẽ
đau”; “Con không nên giành đồ chơi của bạn, vì nó không
phải của con”….
Làm ngơ, khen ngợi, giải thích nhẹ nhàng là hướng xử lý
phổ biến khi con trẻ ở giai đoạn phát triển này. Điều tai hại
nhất là bạn dùng bạo lực. Đừng để trẻ nghĩ rằng bạo lực và
sự hung hăng là điều bình thường trong cuộc sống.
Trẻ học bạo lực từ môi trường sống
Những bất an về tinh thần làm giảm chỉ số thông minh (IQ)
trẻ em. Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh
ngược đãi trong gia đình hoặc ngoài xã hội cũng rất dễ trở
thành người hung hăng, bạo ngược. Ngoài ra, những bài hát
với lời lẽ kích động và phim bạo lực cũng sẽ thúc đẩy suy
nghĩ và tình cảm hung hãn của trẻ.
Bị ngược đãi
Người lớn không nên đánh bé trước khi lên 2 tuổi, vì trẻ ít
khả năng hiểu được ý nghĩa hình phạt và làm theo lời căn
dặn nên dễ bị tổn thương hơn. Những trẻ cảm thấy an toàn
ở độ tuổi này sẽ ít lệch lạc về hành vi và tình cảm khi lớn
lên. Bị bắt nạt hoặc ngược đãi từ bé, lớn lên trẻ có thể thành
kẻ sát nhân. Do đó, cần bảo vệ trẻ em trước bạo lực của
người lớn (thầy cô, người thân…) và bạn bè của trẻ.
Stress vì sợ hãi
Nếu có một nỗi sợ hãi thường xuyên, trẻ dễ căng thẳng, lo
lắng vô cớ. Phụ huynh cần tìm hiểu và giải thích cho trẻ
giải tỏa nỗi sợ hãi đó, từ đó giúp con lựa chọn cách ứng xử
phù hợp nhất. Theo các chuyên gia, âm nhạc kích thích các
trung khu ngôn ngữ trong não; những trẻ được tiếp xúc với
âm nhạc sớm thường biết nói sớm hơn. Âm nhạc còn giúp
phát t ...