Danh mục

9 kỹ năng trở thành lãnh đạo hữu hiệu

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 43.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo tôi các nhà Lãnh đạo xuất sắc thường có các đặc điểm như: Can đảm,tự chủ, nổ lực, nghị lực và sẵn sàng đương đầu với rủi ro có lẽ một phần đặcđiểm cá nhân đã làm cho họ thành công và dưới đây là các kỹ năng không thể thiếuđối với một người muốn trở thành lãnh đạo giỏi:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
9 kỹ năng trở thành lãnh đạo hữu hiệuBài tập chương 2.Sinh viên: Lê Văn Dũng. CÁC ĐẶC ĐIỂM, HÀNH VI VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ Theo tôi các nhà Lãnh đạo xuất sắc thường có các đặc điểm như: Can đảm,tự chủ, nổ lực, nghị lực và sẵn sàng đương đầu với rủi ro có lẽ một phần đặcđiểm cá nhân đã làm cho họ thành công và dưới đây là các kỹ năng không thể thiếuđối với một người muốn trở thành lãnh đạo giỏi:Truyền Thông (Communications)Đây là kỹ năng cơ bản để đạt đến thành công. Truyền Thông là phương tiện cănbản để chuyển đạt tin tức đến mọi người qua văn bản hoặc là qua các phươngtiện thông tin khác như truyền miệng, truyền thanh, truyền hình vân vân. NhữngNhà Quản Trị giỏi phải có khả năng truyền đạt tư tưởng để cung cấp đủ tin tức vàdữ kiện cần thiết cho đội ngũ nhân viên làm việc cho họ ngõ hầu có thể quyết địnhcông việc một cách hữu hiêu. Ngoài ra, Nhà Quản Trị còn là người đại diện công tycủa mình để giao dịch với bên ngoài. Công việc này đòi hỏi kỹ năng về truyềnthông cả về viết lẫn về nói chuyện. Kỹ năng này sẽ giúp Nhà Quản Trị khuyếnkhích và xây dựng lòng tin trong cộng sự viên và tạo được sự cộng tác của nhânviên. Một trong những lãnh vực thường bị quên lãng nhưng rất quan trọng trong kỹnăng về truyền thông là khả năng Lắng Nghe người khác. Nhà Quản Trị giỏi cầnphải biết lắng nghe nhân viên của mình, quan tâm và để ý đến nhân viên cộng tácvới mình để tạo sự thông cảm và tín nhiệm của nhân viên.Tư Duy Phê Phán (Critical Thinking)Kỹ năng này được định nghĩa là khả năng phân tích các vấn đề phức tạp và nhìnvấn đề này qua nhiều khía cạnh khác nhau và lý luận theo nhiều cái nhìn khácnhau. Khi nhìn một vấn đề, nếu chúng ta chỉ nhìn theo một chiều hướng, theo mộtlối suy nghĩ, thì có nguy cơ là chúng ta có thể tìm ra một lời giải đáp sai hoặc thiếusót cho vấn đề đang giải quyết. Trong khi đó tư duy phê phán giúp chúng ta nhìnvấn đề theo nhiều lối suy nghĩ khác nhau và từ đó có thể tìm ra nhiều biện phápkhác nhau để giải quyết vấn đề và từ lối lý luận đó xác xuất để chúng ta có thể cómột cách giải quyết chính xác hơn được tăng lên. Đấy là một trong những lý dochính tại sao trong các công sở ngày nay đang có phong trào hướng về các côngviệc mang tính chất dựa trên một nhóm thay vì một người và nhấn mạnh về sựquan trọng của tính đa dạng trong công sở, và khả năng dung nạp được nhiều quanđiểm khác nhau về một vấn đề trong quá trình quyết định công việc. 1Thông Hiểu và Tư Duy Chiến LượcĐể đối phó với tình trạng tăng cường cạnh tranh giữa các công ty, một trong nhữngđiều kiện cần thiết cho tất cả thành phần quản trị (management) và hầu như tất cảcác nhân viên là kỹ năng Tư Duy Chiến Lược (khả năng biết nhìn xa). Đôi khingười ta gọi kỹ năng này là khả năng có được cái nhìn Toàn Bộ cho công ty vàthấy được vị trí của công ty của họ trong toàn bộ kỹ nghệ và tầm nhìn xa cho côngty trên đường dài. Nói tóm lại, Nhà Quản Trị công nghệ cần phải nhận thức đượctầm quan trọng của việc quản trị chiến lược và biết làm thế nào để soạn thảo vàquản trị một cách có chiến lược, nhất là khi các công tác này sẽ được trao cho cácnhân viên thuộc cấp thấp hơn trong công ty.Lãnh Đạo Nhóm Lãnh Đạo là khả năng xác định ra đường hướng cho một tổ chức, hoặc nói mộtcách khác, là khả năng vạch ra con đường, chỉ rõ nó cho người cộng sự và xâydựng một sự đồng thuận trong nhóm để mọi người cùng hướng về mục đíchchung và thực hiện nó. Khả năng lãnh đạo này bao gồm bốn thành phần chính nhưsau: • Viễn Kiến (Vision): những người lãnh đạo hữu hiệu phải có khả năng truyền đạt một viễn kiến chung cho tổ chức của mình và khuyến khích được mọi người cùng dấn thân và cam kết thực hiện mục đích chung đó. • Thụ Quyền (Empowerment): Người Quản Trị giỏi không những phải biết tạo cơ hội cho nhân viên có thẩm quyền quyết định trong công việc của họ, mà còn phải khuyến khích họ sử dụng thẩm quyền đó trong công việc hằng ngày. Khi mà họ cảm thấy họ có thể tự quyết định chính họ và đôi khi có thể chấp nhận rủi ro hoặc ngay cả thất bại, thì lòng tin của họ sẽ được nâng cao. Khả năng của nhân viên sẽ được phát triển khi người quản trị bỏ thì giờ để hướng dẫn, khải đạo, và huấn luyện cho nhân viên của mình. • Liêm Khiết (Integrity): nói cho cùng, người lãnh đạo là tấm gương cho toàn Nhóm noi theo. Chỉ có lãnh đạo bằng chính cách hành xử của cá nhân mình, Nhà Quản Trị mới có thể xây dựng được niềm tin tưởng trong nhân viên đủ mạnh để tạo thành một văn hóa hành xử (culture) trong công ty ngõ hầu giúp công ty đạt thành quả cao. • Kỹ Năng của Người Được Lãnh Đạo: Nhà Quản Trị giỏi không những phải có khả năng về lãnh đạo người khác, mà còn phải biết giúp người lãnh đạo của mình (xếp của mình) hoàn thành các mục tiêu chung của công ty với một tư duy độc lập hơn ...

Tài liệu được xem nhiều: