Thông tin tài liệu:
Cách tiếp cận với công việc của những người thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh khác biệt với đa số chúng ta. Hãy xem cách họ suy nghĩ và lý do tại sao cách suy nghĩ này đem đến thành công.Tôi (tác giả bài viết- Jeff Haden) quả là may mắn vì đã quen biết một số người đặc biệt thành công. Mặc dù họ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nhưng đều có chung những quan niệm và niềm tin. Và họ đã hành động dựa trên những niềm tin đó: 1. Thời gian không thể “lấp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
9 niềm tin của những người thành công xuất sắc
9 niềm tin của
những người thành
công xuất sắc
Cách tiếp cận với công việc của những người thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh
khác biệt với đa số chúng ta. Hãy xem cách họ suy nghĩ và lý do tại sao cách suy nghĩ này
đem đến thành công.
Tôi (tác giả bài viết- Jeff Haden) quả là may mắn vì đã quen biết một số người đặc biệt thành công.
Mặc dù họ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nhưng đều có chung những quan niệm và niềm tin.
Và họ đã hành động dựa trên những niềm tin đó:
1. Thời gian không thể “lấp đầy” tôi. Tôi “lấp đầy” thời gian.
Thời hạn chót và khung thời gian sẽ tạo ra các tham số theo một cách không tốt cho lắm. Một người
bình thường được yêu cầu hoàn thành một công việc trong vòng hai tuần theo bản năng sẽ tự điều
chỉnh mọi cố gắng của mình sao cho công việc sẽ hoàn thành đúng trong hai tuần.
Hãy quên đi các thời hạn chót, và tìm ra cách khác để kiểm soát các hoạt động của bạn. Thời hạn
để hoàn thành sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng công việc cụ thể. Hãy làm mọi việc một cách
nhanh và hiệu quả nhất trong khả năng của bạn. Sau đó hãy dùng thời gian rảnh của bạn để hoàn
thành các việc khác một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những người bình thường hay để thời gian áp đặt ý chí của nó lên họ, những người phi thường sẽ
áp đặt ý chí của họ lên thời gian.
2. Tôi chọn những người sống và làm việc xung quanh tôi.
Một số nhân viên thực sự truyền cảm hứng cho bạn, một số khách hàng thì rất khó chịu. Một số bạn
bè của bạn thì ích kỷ, ngốc nghếch.
Nhưng bạn đã chọn họ. Nếu những người xung quanh bạn khiến bạn không hạnh phúc thì đó không
phải lỗi của họ. Đó là lỗi của bạn. Họ hiện diện trong công việc và trong cuộc sống riêng của bạn vì
bạn kéo họ lại gần và giữ họ lại với bạn.
Hãy nghĩ về kiểu người bạn muốn làm việc cùng. Hãy nghĩ về kiểu khách hàng mà bạn thích phục
vụ. Hãy nghĩ về những người bạn bạn muốn có.
Sau đó hãy thay đổi những thứ bạn đang làm để bắt đầu thu hút những người này. Những người
làm việc chăm chỉ thì thích làm việc với những người cũng chăm chỉ như họ. Những người tử tế thì
thích kết giao với những người cũng tử tế. Những nhân viên xuất sắc thì muốn làm việc cho những
vị sếp xuất sắc.
Những người thành công đều có sức lôi cuốn tự nhiên với những người thành công như họ.
3. Tôi không bao giờ đóng thuế.
Không đóng thuế đã thuộc về quá khứ. Thuế phải được trả mỗi ngày và hàng ngày. Thước đo duy
nhất cho giá trị của bạn chính là những đóng góp thiết thực mà bạn thực hiện hàng ngày.
Dù bạn đã làm được gì hay có thành tích gì trong quá khứ, sẽ chẳng có gì là tồi tệ nếu bạn xắn tay
áo không nề hà bẩn thỉu để làm một công việc khó khăn. Không có công việc nào là hạ đẳng cả,
không có nhiệm vụ nào là nhàm chán và chẳng cần kỹ năng gì.
Những người thành công xuất sắc không bao giờ màng đến danh xưng, họ chỉ quan tâm đến thành
quả lao động của chính họ.
4. Kinh nghiệm không phù hợp. Thành tích là tất cả.
Bạn có “10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế web”. Nhưng tôi không quan tâm bạn làm công
việc của mình trong bao lâu. Số năm làm việc chẳng nói lên gì cả; bạn có thể là một người lập trình
kém nhất thế giới trong 10 năm cơ mà.
Tôi quan tâm đến những gì bạn đã làm: bạn đã tạo ra bao nhiêu trang web, bạn đã cài đặt bao
nhiêu thiết bị đầu cuối, bạn đã xây dựng những ứng dụng cụ thể nào (và thuộc loại gì) cho khách
hàng... đó là tất cả những gì bạn đã làm được.
Những người thành công không cần phải tự mô tả mình bằng những tính từ bóng bẩy kiểu như
nhiệt tình, giàu sáng kiến, có nghị lực… Họ chỉ mô tả một cách khiêm tốn những gì họ đã làm được.
5. Thất bại là thứ tôi đã thu được; nó không chỉ xảy ra với riêng tôi.
Nếu bạn hỏi mọi người lý do tại sao họ thành công, câu trả lời của họ sẽ tràn ngập đại từ nhân
xưng: “tôi” và thỉnh thoảng lắm thì “chúng tôi”.
Nếu hỏi họ tại sao họ lại thất bại, hầu hết đổ lỗi cho các yếu tố khách quan và theo bản năng họ sẽ
phản ứng giống như đứa trẻ nói về món đồ chơi của mình “ Đồ chơi của con bị hỏng mất rồi…” thay
vì “Con làm hỏng đồ chơi rồi”.
Họ sẽ nói rằng do nền kinh tế chao đảo, thị trường chưa sẵn sàng, các nhà cung cấp của họ không
bắt kịp.
Họ sẽ đổ lỗi cho ai đó hoặc do nguyên nhân nào đó.
Và vì cứ không chịu thừa nhận vai trò của bản thân đối với thất bại của chính mình như thế, họ
chẳng học được điều gì từ những thất bại của mình.
Đôi lúc sẽ có những việc hoàn toàn vượt quá tầm kiểm soát của bạn và bạn thất bại, nhưng hầu hết
mọi thất bại của bạn đều có nguyên nhân từ chính bạn. Đó là điều tốt. Người thành công nào cũng
thất bại cả, và thất bại vô số lần. Hầu hết họ thất bại thường xuyên hơn bạn. Đó là lý do tại sao bây
giờ họ thành công.
Hãy chấp nhận mọi thất bại: thừa nhận nó, học từ nó và chịu trách nhiệm hoàn toàn để nếu có lần
sau, mọi việc sẽ khác đi.
6. Những người xung phong luôn luôn chiến thắng
Bất cứ khi nào bạn giơ tay lên bạn đều sợ hãi là sẽ bị yêu cầu phải làm nhiều hơn.
Điều đó rất tuy ...