Thông tin tài liệu:
Tài liệu After Reading Rule cung cấp cho các bạn những kiến thức về Luật cờ vây căn bản; vấn đề khai cuộc cờ vây; kỹ thuật căn bản trong chơi cờ vây; kỹ thuật bắt quân; một ván cờ vây. Mời các bạn tham khảo tài liệu để bổ sung thêm kiến thức cơ bản về cờ vây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
After Reading Rule - Trần Quang Tuệ After Reading Rule Giới thiệu Dạo này quanh quẩn thấy Việt Nam cũng có khá nhiều người mới chơi cờ vây ( và chắc chắn sẽ có thêm nhiều “người mới chơi” ). Tại hạ biên soạn một tài liệu nho nhỏ để giúp quần hào bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực rất to lớn và cũng rất hay ho này. Thực ra mà nói thì, sách cờ vây căn bản ở Việt Nam chính thức cho đến giờ thì chỉ được mỗi một quyển “Nhập môn cờ vây” do Vũ Thiện Bảo biên soạn là rõ ràng và dễ hiểu nhất. Nhưng theo ngu ý của tại hạ thì mấy người mới chơi rất là lười cầm một quyển sách dày gần 200 trang mà đọc [ Trong khi chỉ cần đọc – hiểu - ứng dụng tốt kiến thức trong này là trình độ đã đạt một tầm cao nhất định] Hy vọng với tài liệu nhỏ này, bạn có thể nhanh chóng tiếp cận được trò chơi cực kì thú vị này. Thân ----------------------------p/s: Tình hình là mới bổ sung thêm 5 trang luật cờ vây căn bản ở đầu. Cảm ơn đã đọc Sau khi đọc luật, bạn cần phải làm gì ? 1 LUẬT CỜ VÂY CĂN BẢNBàn Cờ, Quân Cờ Trên bàn cờ có 9 điểm được đánh dấu gọi là 9 sao. Chính giữa là sao trung tâm (thiên nguyên). Ngườichơi không cần để ý các sao này, trừ khi chơi chấp quân (handicap). Quân cờ chuẩn tròn dẹt, đường kính2,2 cm, hai mặt giữa phồng lên.Những Điều Luật Cơ BảnCờ vây có 9 điều luật cơ bản: 1. Cờ vây là trò chơi giữa 2 đối thủ 2. Một đấu thủ đi quân Trắng còn đấu thủ kia đi quân Đen. Đấu thủ cầm quân Đen đi trước ( trừ trường hợp đấu chấp thì bên Trắng đi trước ). 3. Quân cờ được đặt vào các giao điểm của các đường kẻ 4. Mỗi một quân cờ khi đã được đặt vào vị trí thì không được phép di chuyển nữa (trừ trường hợp bị bắt làm tù binh, thì phải bị nhấc ra ngoài, sẽ nói ở điều 6) 5. Đấu thủ nào chiếm được nhiều đất hơn thì thắng ván cờ 6. Các quân cờ bị đối phương làm cho hết “khí” thì gọi là “tù binh” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ. 7. Không được ddawtjquaan vào vị trí không còn “khí” 8. Có những qui ước đặt biệt cho trường hợp “tranh chấp” lẫn nhau, được gọi là “ko”, sẽ giải thích sau. 9. Sẽ có những điều luật riêng cho việc đánh có chấp.Từ điều 1 đến điều 4 không giải thích gì thêm. Điều 5 đến 9 sẽ có kèm những giải thích và minh họa cụthể. 2Những Định Nghĩa Chính1.Vùng đất (còn gọi là lãnh thổ)Là các giao điểm trống (không có quân) được các quân của một bên vây kín chung quanh. Xem hình vẽ(trong đó có đất ở góc và đất ở giữa bàn cờ được gạch chéo).Mục đích của mỗi bên là tìm cách vây kín được càng nhiều đất càng tốt. Để khi kết thúc ván cờ, đếm đấtai nhiều hơn thì người đó thắng. Trong khi tranh giành đất đồng thời tìm cách vây bắt quân đối phương,loại trù quân đối phương ra khỏi bàn cờ (bắt tù binh) mà thực chất cũng là chiếm đất vì mỗi một tù binhbị bắt sẽ cho một giao điểm trống.Kích thước của vùng đất được đếm bởi số giao điểm chưa trong nó. Vùng đất ở góc chỉ cần dung ít quânmà chiếm được nhiều do các góc và các cạnh đã thay thế cho quân. Vùng đất ở giữa, ngược lại, dungquân nhiều mà chiếm được ít. Người chơi phải nhớ lợi thế và bất lợi này.2. Đám quân và khí của đám quânĐám quân gầm một hay nhiều quân của một bên nằm liềnnhau theo hang dọc hay hang ngang. Khí của đám quân lànhững giao điểm trống nằm sát bên đám quân đó theođường dọc và ngang. 33. Ăn quân ( hay bắt quân) Khi một bên đi quân chẹn nốt khí cuối cùng của đámquân đối phương, thì tất cả các quân của đám quân nàycoi như “chết hẳn” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ (gọi là tùbinh). Tù binh được giữ để tính điểm cuối ván. Sau Đen tam giác, các quân Trắng bị bắt và đưa ra khỏibàn cờ.4. Chạy quânKhi một đám quân có nguy cơ bị bắt hay đang bị chẹt thìnó phải tìm đường tháo chạy bằng cách nối dài đám quâncủa mì ...