Ngoài những lăng tẩm và đền đài thì việc tìm hiểu về văn hóa và con người Ai Cập cũng là một điều khá tuyệt vời và thú vị không kém.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ai Cập – vùng đất của các Pharaoh (P.2) Ai Cập – vùng đất của các Pharaoh (P.2)Ngoài những lăng tẩm và đền đài thì việc tìm hiểu về văn hóa và con người AiCập cũng là một điều khá tuyệt vời và thú vị không kém. Thành phố Luxor, Ai CậpLuxor là thành phố ở phía trung-đông của Ai Cập, bên dòng sông Nile, gần với AlKarnak. Đã có thời là kinh đô của Ai Cập, Luxor có vô vàn những di chỉ khảo cổvà công trình kiến trúc vô giá bởi nó được xây dựng trên nền kinh thành cổThebes. Bảo tàng ngoài trời lớn nhất thế giới này là điểm đến không thể thiếutrong mọi hành trình tới Ai Cập. Với những tàn tích của khu phức hợp đền Karnakvà đền Luxor, thành phố Luxor thực sự là thiên đường cho những ai say mê nềnvăn minh Ai cập cổ đại. Thung lũng các vị vua Nội thất của các lăng mộ hoàng gia Ai CậpĐược tạo ra bởi một vết nứt của một rặng núi, thung lũng các vị vua nằm b ên bờTây của dòng sông Nile, là nơi an nghỉ của đa số các Pharaoh Ai Cập. Các ngôimộ hoàng gia được trang trí với những hình ảnh từ thần thoại Ai Cập, nhờ đó màta có thể hiểu phần nào về tín ngưỡng và nghi thức tang lễ của thời kỳ này. Đếnnay, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 60 ngôi mộ trong thung lũng các vịVua và gần 80 mộ trong thung lũng các Nữ hoàng nằm kề bên. Trong số này, cómộ của những nhân vật lừng danh như pharaoh Tutankhamun, pharaoh Ramses,nữ hoàng Titi, hoàng hậu Nefertari … Từ năm 1979, nơi đây đã trở thành Di sảncủa thế giới. Đền thờ Nữ hoàng Hatshepsut trong thung lũng các nữ hoàngKhác với chế độ quân chủ hiện đại, cho dù nam hay nữ thì các vị vua của Ai Cậpcổ đại luôn luôn được gọi là một vị vua. Cùng với Cleopatra VII (Pharaoh cuốicùng trong lịch sử Ai Cập cổ đại), Hatshepsut được đánh giá là một trong nhữngnữ vương quyền lực nhất. Bà trị vì Ai Cập trong suốt 21 năm, lâu hơn bất cứ vị nữPharaoh nào trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Nhờ sự thịnh vượng trong thời gian trị vìmà bà đã tiến hành các dự án xây dựng mang lại tầm vóc và tiêu chuẩn mới chokiến trúc Ai Cập cổ đại. Nữ hoàng Hatshepsut đã để lại một loạt những công trìnhvà tác phẩm điêu khắc ấn tượng, trong đó có lăng mộ Djeser-Djeseru của bà, mộtkiệt tác về kiến trúc. Tượng đôi MemnonTrên đường đến thăm các địa danh phía tây Luxor, hai tượng đá khổng lồ nằm trênbờ phía Tây của thành phố Thèbes sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của bạn. Đây làvết tích còn sót lại của một ngôi đền rất lớn vào thế kỷ XVIII. Hai tượng này đượcxây dựng khoảng 1350 năm trước Công nguyên, là hiện thân của Pharaon Ai Cập,với tư thế ngồi trên ngai, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối. Mỗi bên chân của tượng,có hình mẹ và vợ vua. Hai bức được tạc bằng đá granite và nặng hơn 1300 tấn.Người Hy Lạp đã đặt tên cho hai pho tượng này để tưởng niệm Trojan Memnon,người anh hùng đã bị giết bởi Achilles. Đền KarnakĐược xây dựng vào năm 1928 trước Công nguyên, đây là công trình kiến trúc –nghệ thuật tiêu biểu cho sự thịnh vượng của Ai Cập thời tân đại (khoảng 1.500-1.000 năm trước Công nguyên). Đền được nối liền với đền Luxor bằng một đại lộdài 3.000 m, trên một khu đất rộng 40 ha với hàng trăm cột trụ đá cao 16 m vớinhững bút tháp bằng đá granit nguyên khối, cao 29 m, nặng 385 tấn. Khác với cáccông trình ở Hy Lạp chỉ xây một lần bởi một kiến trúc sư, các công trình kiến trúccổ Ai Cập được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, bởi nhiều Pharaon khácnhau, Karnak được xây dựng hơn 1300 năm và hiện là ngôi đền lớn nhất và lâuđời nhất trên trái đất. Đền LuxorNằm trên bờ phía đông của sông Nile, đền Luxor là nơi tiến hành các lễ nghi tôngiáo quan trọng của Ai Cập cổ đại. Được xây dựng bởi Pharaoh Amenhotep III vàRamesses II, mặt tiền ngôi đền là ngọn tháp cao vút được trang trí cảnh nhữngchiến thắng của Ramesses, các Pharaoh sau này cũng ghi những chiến thắng củahọ ở đó. Các cuộc hành lễ sẽ bắt đầu ở đền Karnak và kết thúc tại đền Luxor. Theonhững biến đổi của địa chất, ngôi đền này đã từng bị chìm sâu dưới lòng đất. Vàonăm 1885, để moi ngôi đền này lên, các nhà khảo cổ đã phải đào cả … một ngôilàng.Bảo tàng Ai CậpViện bảo tàng của Ai Cập là nơi trưng bày những cổ vật vô giá của các triều đại AiCập cổ đại. Đây cũng là một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới với vô sốnhững tạo tác và di sản từ thời cổ đại. Cùng với 250.000 mẫu vật của các niên đạicó từ 5.000 năm trước là 11 xác ướp của các triều đại Pharaoh Ai Cập. Đây sẽ làbộ sưu tập khổng lồ dành cho bạn khám phá về nền văn minh lâu đời nhất trên thếgiới. Những hình vẽ sinh động trên vách tường hay những nét chạm khắc tuyệt mỹtrên các bức phù điêu sẽ đưa bạn trở về thế giới huyền ảo của Ai Cập cổ đại vớihình ảnh các vị Pharaoh đang uy nghiêm trên ngai vàng lộng lẫy, các cung tần mĩnữ đang reo hò, nhảy múa cùng những trận chiến oai hùng… Một cô gái Hồi giáo với khăn trùm đầu màu đỏNgoài những lăng tẩm và đền đài thì việc tìm hiểu về văn hóa và con người AiCập cũng là một điều khá tuyệt vời và thú vị không kém. Đa số người Ai Cập theođạo Hồi cho nên quan điểm và cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặcbiệt là với phụ nữ. Để tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đất nước Ai Cập thì du kháchnữ không nên mặc váy ngắn khi vào các đền đài, lăng tẩm…,và việc mặc trangphục giống người bản xứ, nhất là các bộ trang phục truyền thống là một điều cấmkỵ ở Ai Cập. Một quầy hàng gia vị và hương liệu đầy màu sắc Chiếc giỏ mang đậm dấu ấn Ai CậpKhám phá những khu chợ ở Ai Cập sẽ cho bạn cảm giác nh ư đang lạc vào mộtkhu vườn đầy hương thơm và màu sắc của các loại hương liệu và gia vị. Ngoài ra,các loại nước hoa, khăn choàng và những chiếc giỏ thủ công xinh xắn luôn là mónhàng quyến rũ không thể cưỡng đối với các cô gái. Không ai bước ra khỏi khu chợnày mà không ...