Tráng sĩ nói tới đây, Oanh Cơ mới nhìn sang phía đông thì thấy một góc trời sáng sủa, báo hiệu mặt trời sắp sửa xuất đầu trên các ngọn đồị Lúc đó mới mờ mờ sáng, đủ trông rõ các sự vật trong một bức màn xam xám. Sương trong rừng dầy như khói, có mặt trời lên chăng nữa, cũng còn phải đợi còn lâu mới có ánh nắng chiếu vào cây cỏ ướt đầm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ai hát giữa rừng khuya - Phần 8 Phần 8 - TỪ BIỆT Tráng sĩ nói tới đây, Oanh Cơ mới nhìn sang phía đông thì thấy một góc trời sángsủa, báo hiệu mặt trời sắp sửa xuất đầu trên các ngọn đồị Lúc đó mới mờ mờ sáng,đủ trông rõ các sự vật trong một bức màn xam xám. Sương trong rừng dầy như khói,có mặt trời lên chăng nữa, cũng còn phải đợi còn lâu mới có ánh nắng chiếu vào câycỏ ướt đầm. Từ tối, Oanh Cơ ngồi chễm chệ trong lòng tráng sĩ, ngoan ngoãn như một đứa béthơ, quên cả sượng sùng, e lệ. Nàng đầu tiên sợ cọp, sau lại sợ ma, sau nữa nghe haicái xác cười lại càng sợ thêm, hóa nên cứ bám chặt lấy tráng sĩ rúc đầu giấu mặt vàovai chàng. Kịp đến lúc chàng vui mồm kể chuyện nàng nghe, thì nàng mải mê chămchú vào câu chuyện. Câu chuyện chàng kể lại rùng rợn ghê sợ hết sức, hóa ra nàngcàng ôm chặt sát lấy người chàng không nghĩ gì đến thẹn thùng cả. Nàng bị một phenquá khủng khiếp, thần kinh đâm ra suy nhược, chả còn sức lực nào nghĩ ngợi suy tínhgì. Đến buổi trời mờ mờ sáng, nàng mới hơi hơi tỉnh ngộ nhưng chung qui vẫn chưa rakhỏi cơn kinh hãị Gia dĩ ngay dưới sàn lại có hai xác chết cứng đờ ra đó, nàng khôngđủ can đảm ra khỏi lòng tráng sĩ dẫu biết răng ngồi ôm lấy một người con trai lạ mặtlà khó coi và vô luân lý cương thường. Ngộ biến phải tòng quyền, nàng biết làm sao được? Nàng cứ ngồi lỳ trong lòngtráng sĩ, hai mắt lóng lánh áp vào ngực chàng không muốn nhìn sự vật bề ngoài, sợhoàn cảnh lại gây cho nàng một nguồn đau đớn hãi hùng thứ hai nữạ Nàng ngồi yênnhư thế, không cựa, không nói, tuy thức mà như ngủ. Tráng sĩ tưởng nàng vì mệt nênthiếp đi, nên cũng chiều ý nàng; chàng cứ ngồi ôm lấy nàng khư khư, như giữ gìn mộtbảo vật quý giá. Hai người, chả ai nói với ai một lời nào nữa; cả hai cùng thả hồn vàocõi mơ màng êm dịu, mỗi người đi về một đàng nhưng có lẽ cùng chung một hướng. Cặp thiếu niên xa lạ mà tự nhiên trời run rủi cho gần sát bên nhau trong trường hợplạ lùng bi đát ấy, cặp thiếu niên đó cứ ngồi trơ trơ như một pho tượng, thức cũngchẳng phải thức, ngủ cũng không phải ngủ, cho mãi tới khi mặt trời lên rõ cao, rọi ánhsáng vào đám sương lam, làm cho sương biến thành hơi nước bay lên, khiến non sôngđược sáng láng mà cây cỏ được khô ráo nhẹ nhàng. Tráng sĩ bấy giờ mới se sẽ vỗ vào vai Oanh Cơ, cúi xuống bảo nàng: - Bạch nhật rồi, cô ạ! Mặt trời đã chếch quá hai sào! Bây giờ chúng ta có thể xuốngđược, để còn lo liệu tống táng cho ông cả và cô hai chớ! Oanh Cơ giật mình mở mắt ngơ ngác nhìn tứ phía; hình như lúc này nàng mới rõbiết là vô tình ngồi trong lòng một thiếu mến xa lạ; nàng vùng đứng dậy, ra chỗ khác,hai má ưng ửng đỏ, chỉ biết cúi rạp mặt xuống chứ chả biết nói câu gì. Tráng sĩ cũngđứng dậy vươn vai, duỗi tay duỗi chân răng rắc; đoạn nhìn Oanh cười: - Bây giờ chúng ta phải trèo xuống, tôi xin đỡ cộ Nếu cô đau chân quá, không leocành cây được, tôi xin cõng cô đem xuống. Ta hãy nên để tử thi ông cả, cô hai ở đây,chốc nữa mượn ngườii đến mang ra đồng phía ngoài núi cũng chưa lấy gì làm muộn.Thôi, ta xuống đi cô! Cô nên theo tôi! Oanh Cơ đi cả ngày hôm trớc, chân bị sây sứt sưng lên đau đớn lắm, không leo trèođược. Tráng sĩ lại phải khi bế, khi cõng, đem nàng xuống gốc cây, rồi, xuống đến mặtđất, chàng tháo dải lưng sồi của nàng ra, làm thành một cái võng, cho nàng ngồi, rồichàng cõng nàng, chạy vèo vèo ra khói thung lũng về quán trọ của chàng. Chàng đem nàng vào một căn phòng sạch sẽ để nàng nghỉ ngơi dưỡng sức. Rồi mộtmặt chàng thuê sáu người phu và đốc thúc họ vào rừng ngay để khiêng xác Văn Quảnvà Huyền Cơ về nhà trọ; một mặt chàng nhờ chủ quán đi mua ngay các đồ khâm liệmcùng hai chiếc quan tàị Khi đem xác về đến nơi tự tay tráng sĩ và Oanh Cơ tắm rửa cho hai kẻ bạc mệnh,rồi đem khâm liệm ngaỵ Đám ma hôm đó thực là giản dị đơn sơ; càng giản dị đơn sơtrông lại càng thảm thiết. Một tên phu cầm một bó đuốc đi trước, rồi đến hai tênkhiêng áo quan Văn Quản buộc vào một cái đòn dàị Tiếp đến áo quan Huyền Cơ cũnghai tên phu khiêng. Sau cùng, đến một tên phu đem thuổng cuốc và xẻng, rồi đến trángsĩ đỡ Oanh Cơ vừa thất thểu lê bước vừa rũ xuống khóc như gió mưạ Thế là hết: đámtang chỉ có bấy nhiêu ngườị Ra đồng, tráng sĩ truyền cho đào rõ sâu vùi rõ chặt, lịch kịch mãi mới xong. Lúc về,hai tên phu phải quàng tay làm kiệu nâng đỡ Oanh Cơ về quán trọ. Oanh Cơ đưa xong đám ma anh và chị thì ốm liệt giường chiếu, sốt rét li bì, nói mênói sảng. Tráng sĩ lo ngại lắm, bỏ cả cuộc săn bắn, chỉ lo thuốc thang cho nàng vàngồi bên cạnh giường bệnh của nàng thôị Ốm nửa tháng ròng, Oanh chỉ ăn có hồ cháoqua ngày, người gầy rạc đi như vẹ Tráng sĩ thương hại lắm, chăm chút nàng như chămnom em gái, chẳng quản công lao gì cả. Nhờ sự tận lực đó, Oanh khỏị Tráng sĩ đểnàng nằm dưỡng sức mười ngày nữa ở quán trọ; khi nàng đã ăn trả bữa, da thịt bắtđầu tươi tỉnh, lúc ấy chàng mới bảo nàng rằng: - Nay cô khỏi rồi, tôi xin đưa cô ra Nho Quan, kẻo nữa chậm. Cô định thế nàỏ - Bây giờ em ra Nho Quan làm trò gì? Anh chị em thác rồi, em ra đó cũng vô ích; vảchăng nhà quan phủ thết tiệc xong từ non một tháng, nay ra đó thì còn gì nữa! - Thế cô phải suy tính thế nào chớ! Hay là cô về núi Gội ở với mẹ tôi, mẹ tôi sẽ yêucô như con, tôi và anh tôi cũng sẽ quí cô như em vậỵ Oanh Cơ cúi đầu suy nghĩ một hồi, nàng ngước mắt nhìn tráng sĩ, rồi bỗng cúi gằmmặt xuống hai má ửng đỏ, nhưng chỉ thoáng một chút mắt nàng đã mờ những lệ, nànggạt nước mắt thổn thức nói rằng: - Em đây bây giờ bơ vơ cô độc một thân, chả còn họ hàng thân thích nào nữa, chỉ cómột đứa cháu gọi bằng cô hiện còn ở Bàn Thạch. Em đội ơn anh quá nặng, biết lấy gìbáo đáp được? Nếu em nhờ ơn Trời Phật còn được sống dai dẳng ít lâu nữa, có ngàyem sẽ xin đền đáp nghĩa anh. Nay em đang thụ trọng tang, tâm hồn tan nát, gan dạ héohon, chưa biết định liệu ra làm sao cả. Em xin anh cứ theo đuổi các việc anh làm, đừngvì em mà phí cả ngày giờ cùng tâm lực. Anh mặc em sống nốt quãng đời thừa ...