Dị vật đường thở là một cấp cứu. Đó là những dị vật mắc lại trên đường thở từ mũi (đường thở trên), đến thanh, khí, phế quản (đường thở dưới). Dị vật mũi thường dễ chẩn đoán và điều trị, còn dị vật thanh khí phế quản chẩn đoán và điều trị rất khó khăn và phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy nói đến dị vật đường thở thường chỉ đề cập đến dị vật thanh khí phế quản. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Airway Foreign Body Airway Foreign Body1. Chẩn đoán:Dị vật đường thở là một cấp cứu. Đó là những dị vật mắc lại trên đường thở từ mũi(đường thở trên), đến thanh, khí, phế quản (đường thở dưới). Dị vật mũi thường dễchẩn đoán và điều trị, còn dị vật thanh khí phế quản chẩn đoán và điều trị rất khókhăn và phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong. V ì vậy nóiđến dị vật đường thở thường chỉ đề cập đến dị vật thanh khí phế quản.1.1. Chẩn đoán xác định:1.1.1. Hội chứng xâm nhập :- Hội chứng xâm nhập là phản xạ bảo vệ của đường thở, kết quả của 2 phản xạcùng xảy ra: phản xạ co thắt thanh quản để không cho dị vật xuống v à phản xạ hođể tống dị vật ra ngoài.- Lâm sàng : ngạt thở, trợn mắt, tím tái, vật vã, bệnh nhân ho rũ r ượi và dồn dập,cơn ho có thể kéo dài 5 – 10 phút- Hậu quả :+ Bệnh nhân tử vong do tắc đường thở+ Hoặc dị vật được tống ra ngoài và bệnh nhân dần trở lại bình thường+ Hoặc dị vật còn lại trong đường thở, tuỳ theo vị trí dị vật mắc sẽ có các thể lâmsàng khác nhau1.1.2. Các hội chứng định khu:1.1.2.1. Dị vật thanh quản:- Khó thở thanh quản: khó thở vào, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản- Khàn tiếng hoặc mất tiếng- Ho như “chó sủa”- Rất dễ xuất hiện cơn co thắt thanh quản gây khó thở nặng thêm, bệnh nhân rất dễtử vong.- Loại dị vật: thường dị vật nhỏ, sần sùi, sắc nhọn như xương cá, vẩy ốc…1.1.2.2. Dị vật khí quản:- Hầu hết dị vật khí quản là di động, dễ gây biến chứng nguy hiểm do dị vật theoluồng khí lên xuống mắc lại ở hạ thanh môn làm bệnh nhân ngạt thở và tử vong.- Triệu chứng:+ Ho, khó thở từng cơn sau đó lại bình thường.+ Nghe phổi : thường có ran rít cả 2 phế trường, điển hình sẽ nghe thấy tiếng “lậtphật” (do dị vật di động)1.1.2.3. Dị vật phế quản:- Triệu chứng của dị vật di động: cơn ho rũ rượi, khó thở, nghe phổi có tiếng lậtphật. Khi dị vật nằm ở phế quản (thời kỳ im lặng) nghe thấy r ì rào phế nang giảmhoặc có ran rít bên có dị vật.- Dị vật cố định: hay gây xẹp phổi, viêm phế quản phổi hoặc khí phế thủng. Bệnhnhân ho từng cơn, khó thở cả 2 thì, thở nhanh > 20 lần / phút, RRPN giảm hoặcmất, gõ đục nếu xẹp phổi, gõ trong nếu là khí phế thủng.- Nếu dị vật không gây tắc nghẽn: bệnh nhân khó thở nhẹ hoặc không khó thở, chỉcó cơn ho kéo dài, khạc đờm đôi khi lẫn máu.1.1.3. Hội chứng nhiễm trùng:- Phụ thuộc vào tính chất dị vật, tuổi, cơ địa- Thường có sốt cao sau 24 giờ, không có cơn rét run- Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao1.1.4. X quang:- Dị vật cản quang: thường dễ nhận biết- Dị vật không cản quang: chỉ thấy hình ảnh gián tiếp:+ Khí phế thủng+ Viêm phế quản phổi+ Xẹp phổi+ áp xe phổi nếu dị vật bị bỏ quên1.1.5. Thể lâm sàng:1.1.5.1. Dị vật bỏ quên:Bệnh nhân thường nằm ở các khoa hô hấp, lao vì các triệu chứng của phế quảnphổi, điều trị lâu ngày bệnh không giảm. Sau khi soi phế quản phát hiện ra dị vật.1.1.5.1. Dị vật sống vào đường thở:- Là thể đặc biệt ở Việt Nam, người bệnh đi tắm hoặc uống n ước suối bị con đĩasống chui vào khí phế quản- Chẩn đoán:+ Sống ở miền núi+ Khó thở từng cơn+ Ho ra máu từng đợt+ Khàn tiếng từng lúc+ Soi khí phế quản phát hiện ra1.1.6. Soi thanh khí phế quản :Là biện pháp quan trọng nhất, vừa để chẩn đoán vừa điều trị1.2. Chẩn đoán phân biệt :- Dị vật thanh quản : phân biệt với viêm thanh quản cấp, bạch hầu, polip thanhquản- Dị vật khí quản : phân biệt với hen phế quản, u khí quản- Dị vật phế quản : phân biệt với viêm phế quản, phế quản phế viêm, áp xe phổi2. Nguyên nhânCó 2 nguyên nhân chính :2.1. Do người bệnh :- Bệnh nhân đang ăn hoặc ngậm dị vật trong mồm, do tác nhân nào đó làm bệnhnhân hít mạnh dị vật theo luồng không khí rơi vào đờng thở.- Các tác nhân (yếu tố thuận lợi) :+ Khóc, cười, bịt mũi ép trẻ ăn+ Tranh nhau ăn+ Hắt hơi+ Vấp ngã…- Do trẻ nhỏ phản xạ đóng mở thanh môn chưa hoàn chỉnh- Bố mẹ cẩu thả trong việc ăn uống của trẻ- Do tập quán ăn uống, hay tắm nước suối, uống nước suối gây dị vật sống vàođường thở- Do liệt hầu họng…2.2. Do thầy thuốc:- Nhổ răng gây rơi răng, mũi khoan răng rơi vào đường thở- Khi nhỏ thuốc kim tiêm rơi vào đường thở- Cho uống thuốc không đúng quy cách3. Biến chứng:Tử vong do ngạt thở cấpViêm phế quảnPhế quản phế viêmXẹp phổi áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổiTràn khí màng phổi, trung thấtGiãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngàySẹo hẹp thanh quản4. Điều trị:Bao gồm 2 giai đoạn:- Cấp cứu ban đầu- Cấp cứu chuyên khoa4.1. Cấp cứu ban đầu:- Là cấp cứu ngay sau khi người bệnh bị nạn mà trong tay người cấp cứu không cóđầy đủ phương tiện- Chỉ áp dụng trong trường hợp tối cấp, vì nếu không cấp cứu ngay người bệnh sẽtử vong- Đối với ngạt thở do chất lỏng (sữa, bột…): nhanh chóng khai thông đ ường thở,ngay lập tức nắm 2 cổ chân trẻ đưa lên c ...