Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.29 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Như vậy, nếu không kể các nhân vật nữ mang dáng dấp “Thiên sứ” như Vinh Hoa (Phẩm tiết), Sinh (Không có vua), Xuân Hương (Chút thoáng Xuân Hương), thì hầu như cả thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều mang âm hưởng hiện sinh, nhìn từ khía cạnh này hay khía cạnh khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Như vậy, nếu không kể các nhân vật nữ mang dáng dấp “Thiên sứ” như Vinh Hoa(Phẩm tiết), Sinh (Không có vua), Xuân Hương (Chút thoáng Xuân Hương), thì hầu như cảthế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều mang âm hưởng hiện sinh, nhìntừ khía cạnh này hay khía cạnh khác. Hiện hữu ở đây – nói như Sartre – con người khôngchỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đãsống, và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống. Mặt khác, trong các truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp vẫn thường kể vềnhững lựa chọn, quyết định mang “tính chủ thể” của các nhân vật. Những lựa chọn, quyếtđịnh như thế mang âm hưởng hiện sinh rất đậm. Hơn nữa, đây đó trong những trang văncủa mình, anh thường mô tả các hành động “dấn thân”(5), và sử dụng các cụm từ “sợ bị bỏrơi”(6), “tuyệt vọng”(7),… mang nghĩa rất gần với các khái niệm của Sartre và các nhà hiệnsinh chủ nghĩa. Từ những phân tích trên đây, có thể đi đến kết luận: có một âm hưởng hiện sinhbàng bạc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Âm hưởng này không hoàn toàn đồngnhất, nhưng khá gần gũi với các khái niệm, luận điểm triết học của CNHS, nhất là của J-P Sartre. Điều đáng nói là âm hưởng hiện sinh trong sáng tác của anh thường có một sứcám ảnh, một nỗi ray rứt rất lớn lao. 2. Những ám ảnh, ray rứt hiện sinh Độc giả có thể lắng nghe âm hưởng hiện sinh đầy ám ảnh, ray rứt ấy trong tiếng nóicủa nhà văn qua thế giới nhân vật và giọng điệu của nhà văn với nhiều nội dung, sắc tháikhác nhau. Sau đây là một số nội dung, sắc thái mà theo chúng tôi là khá nổi bật trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 2.1. Nỗi lo âu về tình trạng bơ vơ của con người trong cõi hiện sinh, khi mà“Thượng Đế đã chết” – con người “bị kết án tự do” không nơi bấu víu. Sartre từng giải thích “sự bỏ rơi” theo quan niệm của CNHS, rằng, “Dostoievski cóviết: “Nếu thượng đế không tồn tại thì tất cả đểu có thể được phép”. Đó chính là điểm xuấtphát của thuyết hiện sinh. Mọi thứ đều được phép, con người hoàn toàn tự do, có nghĩa làcon người bị bỏ rơi, bởi không có gì bên trong hay bên ngoài anh ta để anh ta dựa vào”(8). Cũng là một đại biểu của CNHS vô thần, Nietzsche tuyên bố: “Thượng Đế đãchết!”(9). Tuyên bố của Nietzsche cũng mang đến một cách hiểu tương tự: con người khôngcòn gì để bấu víu và được làm mọi sự. Bơ vơ nơi trần thế, trong kiếp hiện sinh, con người chẳng khác nào một con diềukhông dây chẳng thể bấu víu, nương tựa vào đâu. Con diều ấy muốn tồn tại buộc phải vượtqua một thử thánh mang tính nghịch lí, cùng lúc thỏa mãn hai yêu cầu: bay bổng lên thậtcao, và, không được cắt đứt liên hệ với mặt đất. Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện niềm ray rứt hiện sinh này thật da diết, thấm thía quahành vi, thái độ của nhân vật Chương, người kể chuyện xưng tôi trong Con gái thủy thần. Từtuổi thơ thần tiên, huyền thoại, Chương bước vào đời trai tráng, đấu vật thắng đô Thi, bị trảthù suýt nữa thân tàn ma dại. Câu hỏi đặt ra với chàng trai này là: những lúc gặp vận hạntrong đời như thế thì ai cứu mình? Chương đem câu hỏi này hỏi mẹ “Ai cứu con?”. MẹChương đáp: “Mẹ Cả cứu”. Nhưng Mẹ Cả “ở đâu? Ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì?”.Chương đi tìm lời đáp, mất nửa đời người, vẫn tuyệt mù vô vọng. Cuối “Truyện thứba” trong Con gái thủy thần, sau cuộc ân ái bất đắc dĩ và “bất lực” với Mây, Chương hoàntoàn tuyệt vọng. Anh ta không thể làm được gì hơn để cứu cô gái này, cũng như không làmđược gì hơn để cứu mình. Hình như với Chương, ngày tận thế đã đến: “mái nhà sập xuốngđầu tôi, bầu trời sập xuống đầu tôi”, “Tất cả là đổ vỡ và tan nát”. Mẹ Cả giờ đây chỉ còn làmột huyền thoại, một linh ảnh ấu thơ. Tôi (nhân vật tên Chương) không thể “mượn màu sonphấn” của Mẹ Cả mà “ra đi” nữa rồi. Trong hành trình “đi ra biển” tìm Mẹ Cả – con gái thủy thần – để phòng bất trắc,Chương luôn mang theo bên mình một con dao để tự vệ. Con dao tự vệ ấy là thực; còn hyvọng trông chờ sức mạnh của Mẹ Cả là ảo tưởng. Cũng như thế, những phụ nữ tên Phượng,cô gái tên Mây, nỗi vất vả nhọc nhằn dọc đường đi ra biển mà Chương từng nếm trải làthực; còn Mẹ Cả – con gái thủy thần, trước sau vẫn chỉ là ảo ảnh mà thôi. “Sự kết án tự do” chẳng phải dành riêng cho Chương (Con gái thủy thần) mà còn làdành chung cho con người, nhất là các nam nhân vật chính của Nguyễn Huy Thiệp. Dườngnhư cả nhân loại ở đây đều cùng chung số phận: từ ông tướng Thuấn dạn dày trong chiếntranh vệ quốc, huân chương kháng chiến lấp lánh trên ngực, nay về hưu ở với gia đình contrai (Tướng về hưu) đến anh chàng Hiếu hòa nhập vào dân quê, vỡ lòng những bài học vàođời (Những bài học nông thôn); từ anh sinh viên tên Ngọc đầu quân vào toán thợ xẻ bặmtrợn của ông Bường để lăn lộn, cọ xát với đời (Những người thợ xẻ) đến thằng bé sáu tuổibị phó mặc một mình trong căn nhà hoang với những ám ảnh kinh hoàng (Đời thế mà vui),rồi “thằng hình nhân mặt đẹp”phải lăn lộn trường đời, để tìm cơ may thực hiện “khát vọnglàm người” của nó (Cún),… cả một thế giới nhân vật, dù khác nhau về cảnh ngộ, tìnhhuống, đều nhất quán một nguyên tắc chung: phải tự lựa chọn, tự hành động để tự cứu lấymình đồng thời phải sống dấn thân, để tự rút ra những bài học cần thiết cho mình. Không aicứu giúp họ được, cũng không ai sống, làm việc, lựa chọn thay cho họ được. Đó là âmhưởng hiện sinh vô thần. Nó có sức ngân vọng như trong một bản nhạc mà những nốtthăng, nốt trầm quen thuộc là các triết lí về: lựa chọn, hành động, dấn thân, chân lí, niềmtin và ngụy tín… Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng trả lời câu hỏi: Con người, liệu có thể trôngchờ vào sự cứu giúp siêu nhiên nào không? Huyền thoại về trâu đen (Chảy đi sông ơi) làthật hay chỉ là một “ngụy tín”? Đặt cạnh những câu chuyện đen tối, độc địa và hãi hùngtrong cuộc đời theo lời kể của lão trùm già chột mắt có tên là Thịnh, truyền thuyết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Như vậy, nếu không kể các nhân vật nữ mang dáng dấp “Thiên sứ” như Vinh Hoa(Phẩm tiết), Sinh (Không có vua), Xuân Hương (Chút thoáng Xuân Hương), thì hầu như cảthế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều mang âm hưởng hiện sinh, nhìntừ khía cạnh này hay khía cạnh khác. Hiện hữu ở đây – nói như Sartre – con người khôngchỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đãsống, và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống. Mặt khác, trong các truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp vẫn thường kể vềnhững lựa chọn, quyết định mang “tính chủ thể” của các nhân vật. Những lựa chọn, quyếtđịnh như thế mang âm hưởng hiện sinh rất đậm. Hơn nữa, đây đó trong những trang văncủa mình, anh thường mô tả các hành động “dấn thân”(5), và sử dụng các cụm từ “sợ bị bỏrơi”(6), “tuyệt vọng”(7),… mang nghĩa rất gần với các khái niệm của Sartre và các nhà hiệnsinh chủ nghĩa. Từ những phân tích trên đây, có thể đi đến kết luận: có một âm hưởng hiện sinhbàng bạc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Âm hưởng này không hoàn toàn đồngnhất, nhưng khá gần gũi với các khái niệm, luận điểm triết học của CNHS, nhất là của J-P Sartre. Điều đáng nói là âm hưởng hiện sinh trong sáng tác của anh thường có một sứcám ảnh, một nỗi ray rứt rất lớn lao. 2. Những ám ảnh, ray rứt hiện sinh Độc giả có thể lắng nghe âm hưởng hiện sinh đầy ám ảnh, ray rứt ấy trong tiếng nóicủa nhà văn qua thế giới nhân vật và giọng điệu của nhà văn với nhiều nội dung, sắc tháikhác nhau. Sau đây là một số nội dung, sắc thái mà theo chúng tôi là khá nổi bật trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 2.1. Nỗi lo âu về tình trạng bơ vơ của con người trong cõi hiện sinh, khi mà“Thượng Đế đã chết” – con người “bị kết án tự do” không nơi bấu víu. Sartre từng giải thích “sự bỏ rơi” theo quan niệm của CNHS, rằng, “Dostoievski cóviết: “Nếu thượng đế không tồn tại thì tất cả đểu có thể được phép”. Đó chính là điểm xuấtphát của thuyết hiện sinh. Mọi thứ đều được phép, con người hoàn toàn tự do, có nghĩa làcon người bị bỏ rơi, bởi không có gì bên trong hay bên ngoài anh ta để anh ta dựa vào”(8). Cũng là một đại biểu của CNHS vô thần, Nietzsche tuyên bố: “Thượng Đế đãchết!”(9). Tuyên bố của Nietzsche cũng mang đến một cách hiểu tương tự: con người khôngcòn gì để bấu víu và được làm mọi sự. Bơ vơ nơi trần thế, trong kiếp hiện sinh, con người chẳng khác nào một con diềukhông dây chẳng thể bấu víu, nương tựa vào đâu. Con diều ấy muốn tồn tại buộc phải vượtqua một thử thánh mang tính nghịch lí, cùng lúc thỏa mãn hai yêu cầu: bay bổng lên thậtcao, và, không được cắt đứt liên hệ với mặt đất. Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện niềm ray rứt hiện sinh này thật da diết, thấm thía quahành vi, thái độ của nhân vật Chương, người kể chuyện xưng tôi trong Con gái thủy thần. Từtuổi thơ thần tiên, huyền thoại, Chương bước vào đời trai tráng, đấu vật thắng đô Thi, bị trảthù suýt nữa thân tàn ma dại. Câu hỏi đặt ra với chàng trai này là: những lúc gặp vận hạntrong đời như thế thì ai cứu mình? Chương đem câu hỏi này hỏi mẹ “Ai cứu con?”. MẹChương đáp: “Mẹ Cả cứu”. Nhưng Mẹ Cả “ở đâu? Ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì?”.Chương đi tìm lời đáp, mất nửa đời người, vẫn tuyệt mù vô vọng. Cuối “Truyện thứba” trong Con gái thủy thần, sau cuộc ân ái bất đắc dĩ và “bất lực” với Mây, Chương hoàntoàn tuyệt vọng. Anh ta không thể làm được gì hơn để cứu cô gái này, cũng như không làmđược gì hơn để cứu mình. Hình như với Chương, ngày tận thế đã đến: “mái nhà sập xuốngđầu tôi, bầu trời sập xuống đầu tôi”, “Tất cả là đổ vỡ và tan nát”. Mẹ Cả giờ đây chỉ còn làmột huyền thoại, một linh ảnh ấu thơ. Tôi (nhân vật tên Chương) không thể “mượn màu sonphấn” của Mẹ Cả mà “ra đi” nữa rồi. Trong hành trình “đi ra biển” tìm Mẹ Cả – con gái thủy thần – để phòng bất trắc,Chương luôn mang theo bên mình một con dao để tự vệ. Con dao tự vệ ấy là thực; còn hyvọng trông chờ sức mạnh của Mẹ Cả là ảo tưởng. Cũng như thế, những phụ nữ tên Phượng,cô gái tên Mây, nỗi vất vả nhọc nhằn dọc đường đi ra biển mà Chương từng nếm trải làthực; còn Mẹ Cả – con gái thủy thần, trước sau vẫn chỉ là ảo ảnh mà thôi. “Sự kết án tự do” chẳng phải dành riêng cho Chương (Con gái thủy thần) mà còn làdành chung cho con người, nhất là các nam nhân vật chính của Nguyễn Huy Thiệp. Dườngnhư cả nhân loại ở đây đều cùng chung số phận: từ ông tướng Thuấn dạn dày trong chiếntranh vệ quốc, huân chương kháng chiến lấp lánh trên ngực, nay về hưu ở với gia đình contrai (Tướng về hưu) đến anh chàng Hiếu hòa nhập vào dân quê, vỡ lòng những bài học vàođời (Những bài học nông thôn); từ anh sinh viên tên Ngọc đầu quân vào toán thợ xẻ bặmtrợn của ông Bường để lăn lộn, cọ xát với đời (Những người thợ xẻ) đến thằng bé sáu tuổibị phó mặc một mình trong căn nhà hoang với những ám ảnh kinh hoàng (Đời thế mà vui),rồi “thằng hình nhân mặt đẹp”phải lăn lộn trường đời, để tìm cơ may thực hiện “khát vọnglàm người” của nó (Cún),… cả một thế giới nhân vật, dù khác nhau về cảnh ngộ, tìnhhuống, đều nhất quán một nguyên tắc chung: phải tự lựa chọn, tự hành động để tự cứu lấymình đồng thời phải sống dấn thân, để tự rút ra những bài học cần thiết cho mình. Không aicứu giúp họ được, cũng không ai sống, làm việc, lựa chọn thay cho họ được. Đó là âmhưởng hiện sinh vô thần. Nó có sức ngân vọng như trong một bản nhạc mà những nốtthăng, nốt trầm quen thuộc là các triết lí về: lựa chọn, hành động, dấn thân, chân lí, niềmtin và ngụy tín… Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng trả lời câu hỏi: Con người, liệu có thể trôngchờ vào sự cứu giúp siêu nhiên nào không? Huyền thoại về trâu đen (Chảy đi sông ơi) làthật hay chỉ là một “ngụy tín”? Đặt cạnh những câu chuyện đen tối, độc địa và hãi hùngtrong cuộc đời theo lời kể của lão trùm già chột mắt có tên là Thịnh, truyền thuyết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3381 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 784 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 741 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 705 0 0 -
6 trang 606 0 0
-
2 trang 455 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 383 0 0 -
4 trang 353 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 292 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 235 0 0