Danh mục

Ấm bụng với bánh giò của người Hà Nội

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những đêm Sài Gòn trở lạnh, chợt thấy thèm chiếc bánh giò nóng hổi còn thơm mùi lá chuối. Bánh giò là loại bánh truyền thống của người Hà Nội, là thứ bánh ăn chơi, được làm bằng bột tẻ và thường ăn khi còn nóng. Không như các loại bánh khác, bánh giò chỉ có hình dạng nhất định, đó là bánh có hình chóp và nhất thiết chỉ được gói bằng lá chuối, nguyên liệu đơn giản với bột gạo, thịt lợn và mộc nhĩ (nấm mèo)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấm bụng với bánh giò của người Hà Nội Ấm bụng với bánh giò của người Hà Nội Trong những đêm Sài Gòn trở lạnh, chợt thấy thèm chiếc bánh giò nóng hổi còn thơm mùi lá chuối. Bánh giò là loại bánh truyền thống của người Hà Nội, là thứ bánh ăn chơi, được làm bằng bột tẻ và thường ăn khi còn nóng. Không như các loại bánh khác, bánh giò chỉ có hình dạng nhất định, đó là bánh có hình chóp và nhất thiết chỉ được gói bằng lá chuối, nguyên liệu đơn giản với bột gạo, thịt lợn và mộc nhĩ (nấm mèo). Chiếc bánh giò thường có hình chóp và được gói bằng lá chuối. Gạo làm bánh là gạo tẻ không khô, không dẻo, được ngâm rồi đem đi xay để làm vỏ bánh. Với bánh giò thì công đoạn khuấy bột và đánh bột là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc bánh. Thường mỗi người làm bánh sẽ có một bí quyết khác nhau, nhưng như thế nào đi nữa thì cũng có thể nhận thấy rằng để có được một chiếc bánh giò thơm ngon là không hề đơn giản. Bánh được gói ngay khi bột còn nóng, như vậy lúc hấp lên, bánh sẽ mềm, thơm và chín đều. Ngoài gạo để làm bánh thì nhân bánh cũng rất quan trọng, phải chọn thịt nạc vai, có như vậy, bánh mới tỏa ra mùi thơm của thịt, ăn vào có vị ngọt của nạc và một ít mộc nhĩ hành khô băm nhỏ, hạt tiêu… và nêm gia vị vừa ăn. Tất cả các nguyên liệu đó đều được làm chín tái trước khi gói, tránh tình trạng nhân bánh còn sống khi hấp. Lá gói là lá chuối tây, không phải lá chuối hột hay chuối tiêu, chọn những chiếc lá còn tươi, rửa thật sạch và lau khô, sau đó đổ một ít bột bánh lên lá, tiếp đến nhân và thêm một lớp bột bánh phía trên cùng nữa. Cách gói này cũng khá giống như các cách gói của các loại bánh khác, khi gói phải thật khéo léo, để cho ra đời những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp, không cần buộc dây mà vỏ không bị xổ ra cũng như không bị vô nước khi luộc. Để bánh chín mềm, thơm, có vị trong của gạo tẻ thì khi xếp bánh vào nồi, phải đổ nước xấp mặt bánh, lửa cháy đều, không to quá, mà cũng không nhỏ quá. Khi nào thấy nồi bánh có mùi thơm tỏa ra, lá chuối đã ngả màu xanh sẫm là bánh đã chín. Khi ăn bánh giò thì không cần gia vị ăn kèm như các loại bánh khác. Chiếc bánh giò lúc nào cũng nóng hôi hổi. Vỏ bánh mềm, dẻo và không bị nát, đặc biệt là thơm dịu mùi bột gạo đầy cuốn hút. Nhân bánh tuy ít nhưng cũng đủ để chiếc bánh đậm đà hơn hẳn, cái hay của bánh giò so với các loại bánh khác là không cần gia vị như nước mắm, ớt… vì bản thân của bánh đã mang đủ gia vị cho nó rồi. Chiếc bánh giò bé xinh xinh, nhưng ăn xong một chiếc thôi cũng đủ để bạn thấy ấm bụng, ngon miệng, ăn một chiếc lại muốn ăn thêm chiếc nữa. Không như ở Hà Nội thường có các hàng bánh giò để người ăn có thể ngồi nhâm nhi thưởng thức, bánh giò ở Sài Gòn không có một hàng quán nào hết, nó theo chân những người bán dạo đi khắp cùng các con hẻm hay trong các xóm trọ nghèo. Khách hàng thường là sinh viên, công nhân đi làm về khuya, cũng có khi là một gia đình gốc Bắc nào đó thèm chút hương vị quê nhà.

Tài liệu được xem nhiều: